Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Chúng ta thường tưởng tượng Thời đại Tàu thuyền (Age of Sail) như một thời đại đầy rẫy những tên cướp biển bặm trợn, những người phụ nữ rắn rỏi đầy sức sống, những kho báu vàng Inca sáng loáng… nhưng sự thực thì ở thời đấy, cuộc sống mỗi người cũng hết sức bình thường, chủ yếu cày cuốc để kiếm kế sinh nhai cho qua ngày đoạn tháng. Họ mở cửa hàng, buôn bán mọi thứ với nhau, thỉnh thoảng gặp thiên tai, và nhìn chung cuộc sống không có nhiều biến động. Với tinh thần đó, Port Royale 3 gần như đã giả lập được chính xác cuộc sống ở Thời đại Tàu thuyền: nhàm chán và không có nhiều sự kiện đáng chú ý.

>> Giới thiệu game: The Last of Us – Kịch tính và không hề… Uncharted
>> Đánh giá game: Confrontation – Nhập vai pha chiến thuật
>> Đánh giá game: Orion Dino Beatdown – Ý tưởng tốt thực hiện tồi
>> Đánh giá game: Warlock Master of the Arcane – Phép thuật lên ngôi
>> Đánh giá game: Lone Survivor – Cuộc chiến đơn độc

Bạn là một thuyền trưởng, làm việc (lúc đầu) cho Tây Ban Nha. Bạn có thể chọn chơi campaign chính như một nhà buôn hay một nhà thám hiểm: lựa chọn thứ hai có vẻ sẽ làm chuyến phiêu lưu của bạn có nhiều sóng gió hơn, còn lựa chọn đầu tiên dành cho các game thủ yêu thích việc làm kinh tế. Nói thì như vậy, nhưng chọn chế độ nào thì bạn cũng phải dành hầu hết thời gian để nhìn vào cái bản đồ Caribbean và lái thuyền đi vòng vòng không mục đích. Tuy Port Royale 3 dành khá nhiều thời gian cho những video hướng dẫn, những tooltips cho hệ thống điều khiển, game lại thất bại trong việc tạo động lực để bạn nhận thức rõ ràng được bạn đang làm gì.

Ví dụ như, game có một hệ thống điểm popularity phức tạp được tính riêng ở mỗi thành phố và mỗi quốc gia, nhưng hệ thống này cứ như một con số trừu tượng nhảy lên xuống theo những hành động cụ thể của bạn. Để nâng cao popularity, bạn phải buôn bán những món hàng “tốt” và tránh những món “xấu”, hay làm các nhiệm vụ, và bạn sẽ unlock được khả năng xây nhà trong một thành phố, hay thuê thêm nhiều thủy thủ ở đây. Nếu điểm popularity xuống thấp, thì có vẻ như cũng không ảnh hưởng đến bạn nhiều lắm. Thang popularity của bạn, cũng giống như nhiều khía cạnh khác của gameplay Port Royale 3, tỏ ra khá cô lập và không đóng góp nhiều đến gameplay chung của game.

Trong game, nếu bạn không bối rối không hiểu tại sao bạn phải làm chuyện bạn đang làm, thì cũng sẽ phải bối rối về nơi bạn phải đi. Thông thường, những trận combat hay nhiệm vụ tìm và giải cứu bắt bạn phải đi đến một địa điểm chung chung (“Tây Nam Corpus Christi” chẳng hạn) để tìm mục tiêu. Có điều, mục tiêu thường cũng là một chiếc thuyền di chuyển, và bạn có một vòng tròn radar rất nhỏ xung quanh thuyền để xác định những thuyền nào xuất hiện trên bản đồ.

Điều này có nghĩa bạn phải dành một đống thời gian để lái thuyền đi lòng vòng, tìm một con thuyền giữa đại dương bao la cứ như mò kim đáy bể vậy. Vào được trận chiến rồi, bạn sẽ nhận ra mảng combat, cũng như mọi thứ khác của Port Royal 3, trông có vẻ cũng khá “chuyên nghiệp”, nhưng không thú vị lắm. Combat dựa quá nhiều vào các thông số, như bạn có bao nhiêu khẩu súng trên thuyền và bao nhiêu thủy thủ cho mỗi khẩu súng, chỉ có một phần nhỏ cho cách bạn chuẩn bị trận đấu và micro trong trận, tạo cho bạn cảm giác không có nhiều động lực.

Nếu muốn, bạn có thể tránh xa những trận đánh nhau và tập trung vào việc làm kinh tế. Tuy nhiên, ở mặt này, Port Royale 3 lại bị “vấp ngã” khi cố gắng tạo một mô hình kinh tế giống ngoài đời nhất có thể. Mua đắt và bán rẻ là cảnh bạn phải gặp thường xuyên trong game. Port Royale 3 có một cơ chế cung-cầu khá kì lạ: nếu bạn mua số lượng lớn hàng hóa tại một cảng cụ thể, thậm chí là cảng ở địa phương chuyên sản xuất món hàng đó, giá mua sẽ tăng một cách nhanh chóng khiến bạn không thể bán được những món hàng này mà có lãi ở bất kì chỗ nào khác.


Port Royale Gameplay.

Điều này có nghĩa là, bạn thường xuyên chỉ mua được một số lượng rất nhỏ hàng hóa và phải cuống cuồng tìm một cảng khác để bán trước khi giá món hàng bị giảm thảm hại vì sự tăng nguồn cung. Dù hải đội của bạn có lớn đến đâu, bạn cũng không bao giờ tìm được một nguồn hàng giá tốt mà ổn định. Điều này làm việc kiếm tiền bằng mua bán trong game trở nên rất ì ạch. Bạn mất cả vài tiếng đồng hồ mới kiếm được vài ngàn gold, trong khi phải cần cả chục cả trăm ngàn gold mới làm được gì đó ý nghĩa trong game.

Kết luận

việc mua bán trong Port Royale 3 khá tệ và chậm chạp, bạn không được hưởng lợi nhuận xứng đáng với công sức của bạn. Với việc những trận combat và tìm kho báu trong game dựa quá nhiều vào trúng và trật, bạn sẽ dành hầu hết thời gian phân vân giữa việc buôn bán nhàm chán hay làm những việc khác, cũng nhàm chán không kém. Game cũng có multiplayer, nhưng có cũng như không, vì bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được một đối thủ online cả.

Đáng tiếc nhất có lẽ là đồ họa của Port Royale 3 nhìn khá ngon lành và rất mượt. Dù sao thì theo lí thuyết, game cũng khá đa dạng: mua bán, combat giữa thuyền – thuyền, combat giữa thuyền – đất liền, hai campaign riêng rẽ, và multiplayer. Nhưng không có mảng nào ở trên tạo cho bạn được chút gì thực sự thú vị cả.

Ưu: Gameplay đa dạng. Hệ thống tutorial chi tiết.

Nhược: Gameplay dễ gây nhàm, cơ chế mua bán không hợp lí.

Thông tin về game
Hãng phát triển
Gaming Minds Studio
Hãng phát hành
Gaming Minds Studio
Thể loại
Game chiến thuật
Hệ máy
Game PC, game Xbox360, game PS3
Ngày phát hành
4/5/2012

Theo MaskOnline


Link to full article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến