Nhân dịp bộ phim nổi tiếng về thảm họa Titanic trở lại với khán giả Việt Nam. Hãy thử nhìn lại một số bài học liên quan đến doanh nghiệp mà bạn có thể rút ra từ bộ phim này.
>> Tại sao chợ điện tử Etsy được định giá gần 700 triệu USD?
>> Kỹ sư công ty nào hưởng lương khủng nhất?
>> Infographic: Bạn đã bỏ lỡ điều gì ở Startup Asia Singapore?
>> Mô hình tháp người dùng Internet tại Việt Nam
>> 6 sai lầm khi lần đầu gặp nhà đầu tư mạo hiểm
Đừng để doanh nghiệp của bạn chìm như Titanic
Tàu thủy là một dạng doanh nghiệp nổi và trong trường hợp này nó thất bại thê thảm trong chuyến xuất hành đầu tiên của mình.
Là chủ một doanh nghiệp, bạn tất nhiên muốn tránh thất bại bằng mọi cách có thể, hãy tham khảo 5 bài học được rút ra từ số phận của Titanic sau đây:
1. Nhìn xem bạn đang đi đâu
Các thủy thủ tàu Titanic thất bại trong việc đề phòng các tảng bang trôi và nghĩ rằng mình có thể chuyển hướng một chiếc tàu thủy khổng lồ nhanh chóng lại là một sai lầm khác của họ. Vấn đề ở đây là những tảng băng trôi xuất hiện ở các vị trí bất thường vào năm đó. Một nghiên cứu mới nhất đã khám phá ra rằng khoảng cách của mặt trăng và trái đất bỗng dưng ngắn lại, tạo ra các cơn thủy triều đặc biệt cao kéo các tảng băng trôi từ bờ biển vào vùng nước sâu và đi vào tuyến đường thủy của Titanic.
Trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số mọi thứ thay đổi thậm chí còn nhanh chóng và bất ngờ hơn bạn nghĩ. Hãy cảnh giác với các xu hướng và thị trường mới để đảm bảo là doanh nghiệp của bạn không bỡ ngỡ và bị bỏ lại đằng sau.
2. Đừng cứng đầu
Titanic từng nổi tiếng là “không thể chìm.” Không một doanh nghiệp nào nên tự phong mình là “bất khả xâm phạm.” Chỉ một số ít doanh nghiệp có thể đứng vững mãi mãi dù họ vẫn có các yếu điểm. Doanh nghiệp thông minh giảm thiểu nguy cơ bằng cách cân nhắc hết mọi yếu tố và lên kế hoạch cho từng nguy cơ tiềm ẩn dù chúng có không tưởng đến dường nào.
3. Lập kế hoạch để giải quyết vấn đề
Tai nạn của Titanic sẽ ít bi kịch hơn nếu con tàu này được trang bị đủ thuyền cứu sinh. Theo RMS Titanic, công ty chịu trách nhiệm bảo tồn các di tích và lịch sử của Titanic, thì Titanic đã tuân thủ mọi luật hàng hải thời đó nhưng tiếc thay chúng lại không tương thích với một chiếc tàu tầm cỡ như Titanic. Thay vì làm những việc đúng thì những người đóng Titanic lại cắt xén để tạo thêm không gian cho boong thuyền và cũng để giảm chi phí. Nhưng cái giá của thái độ thờ ơ với sự an toàn này là tính mạng của hơn 1500 con người.
Bạn phải có tầm nhìn và kế hoạch để có thể kịp thời ứng phó với mọi vấn đề có thể xảy đến. Dù cho nó không thể cứu vẫn được tình hình chăng nữa nhưng nó có thể giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp của bạn.
4. Đừng lơ là huấn luyện
Cuộc sơ tán Titanic ùn tắc là bởi nhân viên và hành khách không hề được huấn luyện và chuẩn bị cho các sự cố như thế. Cộng thêm với việc không hề có đủ thuyền cứu hộ nên dẫn đến hỗn loạn và bối rối và kết quả đáng tiếc là có rất ít người được cứu. Doanh nghiệp tốt nhất trên thế giới không thể vận hành tốt được nếu nhân viên của họ không biết nhiệm vụ của mình.
5. Để tâm đến những vấn đề quan trọng
Cụm từ “sắp xếp lại ghế trên tàu Titanic” ẩn dụ cho việc dồn sự tập trung vô lý vào những việc cỏn con trong khi có nhiều vấn đề lớn đang tiềm ẩn. Đây cũng là vấn đề thường thấy ở vô số chủ doanh nghiệp. Nếu con thuyền đang chìm thì hãy đi đến phòng máy và tìm ra nguyên nhân ngay thay vì đứng trong một mớ hỗn loạn.
Theo Action.vn
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét