Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Apple đã từng bị tố cáo là phân biệt chủng tộc đối với nhân viên, quảng cáo sai sự thật về Siri, bí mật thu thập dữ liệu người dùng iPhone và thậm chí là.. làm vỡ mũi một cụ già vì tường kính tại Apple Store.

>> Đằng sau những cuộc chiến pháp lý của Apple
>> Google, Apple, Samsung liên minh dìm giá bằng sáng chế của Kodak
>> EPL Holdings kiện Apple vì vi phạm bằng sáng chế
>> Ngày tranh tụng cuối cùng: Apple và Samsung tiếp tục đấu khẩu
>> Giá cổ phiếu Apple tăng vọt

Apple và Samsung đang đối đầu nhau giữa một trong những cuộc chiến bằng sáng chế căng thẳng nhất thời đại. Ngoài tranh chấp với Samsung, “đứa con trí tuệ” của Steve Jobs còn là đối tượng của nhiều vụ kiện khác. Dưới đây là những vụ kiện thú vị nhất liên quan tới nhãn hiệu “táo khuyết”.

1. Apple bị kiện vì quảng cáo sai sự thật về Siri

Tháng 03/2012, một người đàn ông có tên Frank M. Fazio đã kiện Apple vì dịch vụ “trợ lý ảo” Siri của iPhone thực tế không hoạt động tốt như Apple quảng cáo.

Ngay sau khi mua về một chiếc iPhone 4S, ông Frank nhận ra Siri thực sự đáng thất vọng. “Ví dụ, khi hỏi Siri đường đi tới một địa điểm nhất định, hoặc xác định vị trí một cửa hàng, Siri sẽ hoặc không hiểu bạn nói gì, hoặc sau một thời gian chờ đợi dài, đưa ra câu trả lời sai”, ông Fazio tuyên bố trong vụ kiện.

2. “Lùm xùm” các vụ tranh chấp với Nokia

Tháng 10/2009, Nokia kiện Apple, tuyên bố Apple không trả phí sử dụng nhiều công nghệ khác nhau của Nokia. Hai tháng sau, Apple quyết định “phản pháo”, tuyên bố Nokia vi phạm 13 bằng sáng chế của họ.

Ông Bruce Sewell, luật sư trưởng đồng thời là phó chủ tịch cấp cao của Apple, nói: “Các công ty khác phải cạnh tranh với bằng cách đầu tư vào công nghệ của riêng họ, chứ không phải bằng cách đánh cắp công nghệ của chúng tôi”.

Chỉ một tuần sau, Nokia đệ đơn khiếu lại lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, tuyên bố là “hầu như tất cả” các sản phẩm của Apple đều vi phạm bằng sáng chế của Nokia.

Cuộc chiến này kết thúc khi Apple đồng ý trả cho Nokia một số phía sử dụng bằng sáng chế, theo thông tin đăng trên blog công nghệ iMore hồi tháng 06/2011.

3. Sở Tư pháp Mỹ kiện Apple vì “làm giá” ebook

Quay trở lại tháng 04/2012, Sở Tư pháp Mỹ kiện Apple và các giám đốc điều hành của một số nhà xuất bản, buộc tội họ thường xuyên gặp nhau để âm mưu nâng giá ebook.

Theo đơn kiện đệ trình lên chính phủ Mỹ, Apple và các nhà xuất bản âm mưu tăng giá nhiều ebook từ 9,99 USD lên 12,99 USD hoặc 14,99 USD.

Vụ kiện này hiện vẫn chưa kết thúc. Thứ Năm tuần trước, Apple đã phản đối phán quyết của chính phủ đối với ba trong số năm nhà xuất bản Mỹ bị kiện, theo tạp chí ComputerWorld đưa tin.

Vụ việc này sẽ được đưa ra xét xử vào mùa hè năm 2013.

4. Kodak kiện Apple vi phạm bằng sáng chế về hình ảnh kỹ thuật số

Trong khiếu nại của mình – đệ trình hồi tháng 01/2010, Kodak tuyên bố các sản phẩm của Apple, đặc biệt iPad và iPhone, vi phạm các bằng sáng chế của Kodak, trong đó có hai bằng sáng chế liên quan tới việc xử lý và xem trước hình ảnh.

Tháng 07/2012, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) duy trì phán quyết sơ bộ rằng bằng sáng chế mà Kodak đưa ra trong vụ kiện chống lại Apple là không hợp lệ.

Tuy nhiên, vụ kiện vẫn chưa kết thúc. Kodak cho biết họ sẽ kháng cáo và chỉ ra rằng tính hợp lệ của bằng sáng chế này đã được duy trì từ trước đó.

5. Apple bị “tố” bán dữ liệu người dùng iPhone

Sau khi hai lập trình viên máy tính chứng minh là chuyển động của người dùng bị iPhone giám sát, một thẩm phán đại diện cho một nhóm khách hàng tuyên bố nhóm người này có thể kiện Apple vì cho phép các nhà quảng cáo theo dõi hoạt động khách hàng.

Apple cho rằng họ không phải chịu trách nhiệm vì họ làm những việc đó với sự đồng ý của người dùng. Thẩm phán liên bang Lucy Koh không bị thuyết phục bởi lập luận này. Bà bói rằng “có một số điều mơ hồ” về việc Apple thực tế có được cho phép thu thập các thông tin trên hay không.

6. Cựu nhân viên cáo buộc Apple phân biệt chủng tộc

Năm 2005, cô Shaune Patterson, người đã từng làm việc tại bộ phận tư vấn bồi thường nguồn nhân lực cho Apple, cho biết bị Apple sa thải sau khi cô phàn nàn vì bị trả lương thấp hơn các đồng nghiệp.

Trong vụ kiện của mình, Patterson tuyên bố các đồng nghiệp da trắng vào làm sau cô được hưởng mức lương cao hơn.

Những bất bình của Patterson không dừng lại ở đó. “Patterson cáo buộc rằng việc đình chỉ công việc diễn ra chỉ một ngày sau khi cô phàn nàn về tình trạng phân biệt chủng tộc”, tạp chí Mac Observer đưa tin, “Patterson buộc tội một nhân viên quản lý của Apple đã viết biên bản miêu tả cô là một “phụ nữ đồng tính da đen hơi béo phì”.

7. Proview kiện Apple vì thương hiệu iPad

Tháng 02/2012, một công ty Trung Quốc có tên Proview Electronics yêu cầu Apple bồi thường 1,6 tỷ USD, tuyên bố công ty này vi phạm thương hiệu iPad.

Apple đã mua lại thương hiệu này của Preview, nhưng thỏa thuận không đi kèm quyền được sử dụng tên gọi iPad tại Trung Quốc. Cuối cùng, Apple phải mất thêm 60 triệu USD để được bán iPad ở Trung Quốc.

8. Thêm hai công ty Trung Quốc kiện Apple

Sau khi Apple chấp nhận cuộc dàn xếp trị giá hàng triệu đô la với Proview Technology để có được thương hiệu iPad, “gã khổng lồ” tiếp tục bị kiện bởi hai công ty Trung Quốc khác.

Thời báo Los Angeles Times đưa tin, tháng 07/2012, công ty Zhi Zhen Internet Technology của Trung Quốc kiện Apple vì đã vi phạm bằng sáng chế về dịch vụ trợ lý giọng nói.

Một công ty Trung Quốc khác có tên Jiangsu Xeubao cũng kiện Apple, tuyên bố hệ điều hành Snow Leopard vi phạm thương hiệu của Jiangsu Xeebao.

9. Bà cụ 83 tuổi đòi Apple bồi thường 1 triệu đô la vì bị vỡ mũi

Bà Evelyn Paswall, 83 tuổi, yêu cầu Apple bồi thường 1 triệu USD sau khi bà bị vỡ mũi vì nhầm bức tường kính của Apple là cửa ra vào.

Luật sư Derek T. Smith của bà Paswall nói: “Apple muốn trở nên thú vị và hiện đại, họ có loại kiến trúc có thể thu hút đám đông yêu công nghệ. Nhưng mặt khác, họ phải cân nhắc mối nguy hiểm là cấu trúc hiện đại công nghệ cao này có thể gây nguy hiểm cho nhiều người”.

Bà Paswall kiện Apple, yêu cầu được bồi thường 1 triệu đô la vì công ty này “cẩu thả trong việc xây dựng các bức tường kính trong suootst mà không có biển báo”.

Theo ICTnews


Link to full article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến