Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Bài hát: Về quê 
                                                                                                                         Nhạc:Vũ Đức Phương

"Theo em, theo em anh thì về. Thăm lại miền quê, nơi có một triền đê. Có hàng tre ru khi chiều về.
 Đưa nhau, đưa nhau ta thì về. Nơi mẹ đưa nôi, nơi sáo diều chơi vơi. Với dòng sông bên lở bên bồi
Ơi quê ta bánh đa bánh đúc, nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt.Nơi tuổi thơ ta đẹp như giấc mơ.
Ơi quê ta dầu sương dãi nắng phiên chợ nghèo lều tranh mái siêu. kìa dáng ai như… dáng chị, dáng mẹ tôi. 
Bao nhiêu năm rời xa quê hương, phiêu bạt nơi thành đô cát bụi. Đôi khi cánh cò xưa, lạc vào giấc mơ tôi.Nước qua cầu, đời người đi mãi về đâu. Thiếu quê hương biết về biết về đâu"




Bến đò quê




Mỗi làng quê thường luôn gắn liền với một dòng sông. Nơi ấy có một bến sông quê luôn chờ đón những đứa con xa quê trở về. Bến sông quê có cây hoa gạo cháy đỏ suốt một góc trời, có cây đa cúi mình tỏa bóng mát và một con đò nhỏ im lìm, đìu hiu trên sóng nước. 

 Bài hát: Khúc hát sông quê
Nhạc: Nguyễn Trọng Tạo
                                                                                                                             Lời: Lê Huy Mậu

"Qua nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê, ơi con sông dạt dào như lòng mẹ, chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn. Từng hạt phù sa tháng ba tháng bảy, từng vị heo may trên má em hồng. ơi con sông quê con sông quê... ơi con sông quê con sông quê...sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ, vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa giòn, ơi con sông quê con sông quê... ơi con sông quê con sông quê...con cá dưới sông cây trồng trên bãi, lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm, cùng một bến sông con trâu đằm sóng dưới, bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn, một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng."

Cây đa đầu làng.

Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người.


Làng quê yên bình


Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ

Cổng làng:

Cổng làng là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của làng quê cổ truyền vùng Bắc Bộ. Lặng lẽ nơi đầu ngõ, bên những mảng tường loang, đứng riêng một góc, xa khuất, tưởng chừng chẳng dính dáng gì đến số phận làng quê và thân phận con người nơi đó, chiếc cổng làng đã chứng kiến bao thăng trầm và dường như nó biểu trưng cho sự uy nghi, nền nếp riêng của mình


 
Trên thân cổng không biết bao nhiêu dấu vết của tuổi thơ. Chỗ đất ấy đã mòn nhẵn dấu tay trẻ những bận chơi ô ăn quan, đánh bi, đánh đáo. Chỗ đất ấy mịn êm như tấm chiếu cho lũ trẻ làng tha thẩn, lê la đứng ngồi ngóng mẹ về những buổi chợ quê. Cổng làng cũng là nơi dừng chân đặt gánh những vai lúa nặng trĩu nước đồng những ngày mùa bận rộn, dăm ba câu chuyện, mấy lời góp nhặt cũng đủ vợi nỗi cực nhọc. Ở đấy rất nhiều gió từ ngoài đồng lùa về, bao nhiêu mồ hôi tự nhiên ráo khô. Con đường đi qua cổng làng, để lại theo nǎm tháng những lớp bụi quê vô thường, vô thức, chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện lớn của làng. Thương nhau cũng hò hẹn ở chốn cổng làng, rồi khi về làm dâu, bước qua cổng làng về nhà chồng, trở thành một thành viên trong cộng đồng dân cư... Những người con xa xứ, khi về lại quê nhà, bước qua cổng làng là biết mình đã về tới mái nhà thân yêu, về được lại mảnh đất chôn rau cắt rốn, chợt thấy lòng ấm lại. Có cả niềm hân hoan, nỗi bịn rịn ươn ướt trên mi, quệt vào vách cổng, sướt trên cột cổng. Và có ai mỗi khi xa quê không ngoái nhìn lại, nhìn lần cuối tam quan làng mình.


Đình làng:


Mỗi làng cổ bao giờ cũng có một ngôi đình. Đình thờ thành hoàng, người có công lập ấp mở mang nghề nghiệp chăm lo cho dân, hoặc có công đánh giặc giữ nước. Năm nào cũng có hội đình, có ngày mở cửa đình cho dân làng sở tại dâng lễ thắp hương cúng tế. Trong văn tế có lời kể lại công đức của Đức thành hoàng và thông báo lễ vật dâng hàng năm.

Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Cái đình trang trọng và thiêng liêng, nó gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, Đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam.

Đình làng xưa - nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Việt Nam là một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người và toả sáng trong những áng thơ văn




 Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc áo trên cành hoa sen



 Qua đình ngả nón xem đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.


Văn chỉ


Văn chỉ là nơi thờ phượng và tế lễ Đức Khổng Tử, vì Đức Khổng Tử được xem là ông tổ của văn chương của làng quê. Mỗi làng có một Văn từ hoặc Văn chỉ. Đàn lộ thiên gọi là Văn chỉ, có lợp mái gọi là Văn từ. Văn từ, Văn chỉ để thờ riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Có làng hiếm văn học, chưa có người hiển đạt thì thờ Đức Khổng Tử, gọi là Tiên Thánh Sư để làm chủ trương cho việc văn học trong làng.


 




Khi thi xong, ai được đỗ thì lúc về phải có lễ ra Văn chỉ để tạ ơn tiền hiền. 





 Lễ vinh quy bái tổ, "lọng chàng đi trước, võng nàng theo sau"

Chùa làng

 Bên cạnh đình là nơi cúng kỵ những người có công dựng làng thì bên chùa là nơi thờ Phật để dân làng lễ bái, tu thân, trau giồi đức hạnh, ăn hiền ở lành, để phước để đức lại cho con cháu. Đó là đời sống tinh thần thiết thân của người Việt Nam mà nếu không có nó thì mất đi ý nghĩa của một làng, của một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời.


Đình thường dựng ngay giữa làng, bên cạnh một con sông, một cánh đồng. Ngay từ khi dựng đình hay dựng chùa, người ta trồng một cây đa trong sân để lấy bóng mát, cây đa trở thành biểu tượng linh thiêng cho đình và cho chùa. Chùa cũng được chọn xây dựng ở một địa điểm như đình nếu như làng tọa vị tại một vùng trũng, không có đồi núi. Tuy nhiên, ở vùng trung du Bắc bộ, không có núi cao nhưng lại có nhiều đồi thì chùa được dựng trên một ngọn đồi, bên một sườn đồi. Trên con đường về làng, người ta có thể thấy ngôi chùa làng hiện ra xa xa mờ ảo trong làn sương khói, ngôi chùa làng cheo leo bên ngọn đồi. Lòng kẻ tha hương rộn ràng náo nức từ đó.




Giếng nước:
 
Cùng với mái đình cây đa, giếng nước ở làng quê luôn được coi là chốn linh thiêng. Bên giếng làng thường có miếu thờ thần linh. Vào ngày tuần hay dịp tế lễ, đình đám, dân làng đến đây đặt lễ cầu may và lấy nước buổi sớm ở giếng đem về thờ cúng. Trong quần thể không gian kiến trúc đình chùa cũng thường có mặt của giếng làng. Vì thế, những cái tên “Giếng Đình”, “Giếng Chùa” không chỉ là tên riêng cho giếng ở một miền quê nào cả.






Đường làng



"Tuổi thơ của tôi gắn với con đường làng. Đường làng tôi dài hun hút. Hồi ấy hai bên đường vắng vẻ lắm, có đoạn đường mà tre, trúc lả ngọn, giao nhau như mái vòm; cỏ cú, cỏ chát mọc um tùm hai bên con rạch nhỏ chạy dài, uốn khúc, quanh co. Ngày bé mẹ thường dẫn tôi đi học trên con đường làng ấy."





"Trước kia, đường làng chỉ là đường đất, rồi sau này lát gạch và bây giờ thì đã bê tông hoá hết rồi nhưng vẫn trong lành giữa đôi bờ tre trúc. Tôi nhớ nhất, yêu nhất và thương nhất là con đường đất ngày xưa. Con đường khi nắng thì phẳng phiu, sạch sẽ, nâng niu những bàn chân trần của dân làng đi đồng, đi chợ... còn lúc mưa thì gồng mình lên cho mẹ bấm chân, cho chị đi về những bước thấp bước cao tần tảo. Để rồi qua tháng qua năm, đi dọc tuổi thơ là hình ảnh mẹ dịu hiền, là dáng chị thanh tú một thời con gái cứ in đậm mãi trong ký ức tôi. Con đường làng đã quen với hơi ấm bàn chân của mẹ, một ngày kia nó đã không còn thấy dáng mẹ đi về. Mẹ ra với đồng và không về nữa. Chị cũng đã đi trên một đường làng khác có lúc thanh bình có lúc bão giông..."

Đê làng

Ðể ngăn nước lũ, người xưa đã đắp nên những con đê. Ðê gắn với dòng sông, với làng mạc trù phú từ bao đời nay. Ðê góp mặt vào những sinh hoạt đời thường của con người, để lại những kỷ niệm thiết tha và ý nghĩa.  Những con đê ngăn dòng nước lũ tràn lan, chia thành vùng đất trong đồng và ngoài bãi. Ðê giữ lũ cho xóm làng có một cuộc sống bình yên. Những con đê cứ uốn mình theo dòng sông, khúc cong, khúc thẳng như hình với bóng.



Bờ đê, nơi thoáng gió ấy, là những "bệ phóng" lý tưởng của những cánh diều tuổi thơ. Cỏ bờ đê là những bãi chăn thả của những đàn trâu, bò, gà tây, đàn ngỗng trong mùa lụt.




Với tuổi mới lơn, con đê là điểm hẹn hò đáng yêu, đáng nhớ. Mấy ai ở tuổi ấy, ở những nơi ấy chả có đôi lần gặp nhau, đợi nhau trên bờ đê.
Hôm qua em đi tỉnh về
Ðợi em ở mãi con đê đầu làng...
Câu thơ của thi sĩ Nguyễn Bính đã nói hộ bao người. Nói hộ bao trái tim đôi lứa sinh ra bên những con đê làng.



Tuổi thơ tôi












(Nhặt nhạnh trên mạng)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến