Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012



Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:
  


- Đặc trưng thứ nhất:
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung (??) trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.

- Đặc trưng thứ hai:
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

- Đặc trưng thứ ba:
 Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc, Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.



Các khía cạnh văn hóa Việt Nam


Phong tục Việt Nam
Lễ hội Việt Nam
Tín ngưỡng Việt Nam
Tôn giáo tại Việt Nam
Ngôn ngữ Việt Nam
Văn học - Nghệ thuật Việt Nam

Các vùng văn hoá Việt Nam

Văn hóa vùng Tây bắc
Văn hóa vùng Đông bắc
Đồng bằng Bắc Bộ
Văn hóa Bắc Trung Bộ
Văn hóa Nam Trung Bộ
Văn hóa Tây Nguyên
Văn hóa Đông Nam Bộ
Văn hóa Tây Nam Bộ

Các thời kỳ văn hóa Việt Nam

Văn hóa thời Hồng Bàng
Văn hóa thời Bắc thuộc
Văn hóa thời Đinh - Lê
Văn hóa thời Lý
Văn hóa thời Trần
Văn hóa thời Lê sơ
Văn hóa thời Lê trung hưng
Văn hóa thời Nguyễn
Văn hóa thời Pháp thuộc
Văn hóa thời kỳ 1945-1975
Văn hóa thời kỳ từ 1976


(Toàn bộ chủ đề này sưu tầm từ các nguồn: Wikipedia, Sài gòn Tiếp thị, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vienamnet, …)
 http://www.vietgle.vn/diendan/showthread.php/19018-To-ng-quan-Van-hoa-Viet-Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến