Tác giả Micah Sifry, người đồng sáng lập nên Diễn đàn Dân chủ cá nhân – trang web nghiên cứu những ảnh hưởng của công nghệ đối với chính trị là người viết bài phân tích về vai trò của công nghệ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 này trên CNN.
>> Obama sở hữu iPad 2 sớm nhất trước khi ra mắt
>> Tổng thống Mỹ ‘chơi’ chia sẻ địa điểm trên di động
>> Obama “chê” công nghệ tại Nhà Trắng lỗi thời 30 năm
>> Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng gia nhập Facebook
Trong tháng 7, KDNuggets.com – một trang web tập trung vào khai thác dữ liệu và ứng dụng các phần mềm phân tích đã chạy một danh sách khác hơn so với công việc vốn có của nó. Trong một thông báo của mình những người quán lí KDNuggets.com cho biết: ‘Chúng tôi đang tìm kiếm những nhà khai thác dữ liệu, phân tích đánh giá ở các cấp độ cơ sở và cao hơn nữa để làm việc cùng chúng tôi cho đến tháng 10/2012 tại Chicago’. Thêm một quảng cáo nữa được đặt trên trang web với nội dung: ‘Chúng tôi là một đội ngũ các chuyên gia thống kê đa ngành, chuyên gia phân tích, khai thác dữ liệu, các nhà toán học… Tất cả đều nhằm một mục tiêu duy nhất – giúp ông Obama tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm tới’.
Cho đến nay chiến dịch duy nhất của ông Obama cho cuộc tranh cử năm tới là làm việc với các dữ liệu một cách tiên tiến. Có thể điều này sẽ khiến ông gặp phải những thách thức trong cuộc bỏ phiếu thăm dò và mất đi một số hậu thuẫn của mình. Tuy nhiên khi nói đến những cơ chế chính xác hơn, kết nối và vận động các cử tri cũng như các thách thức của việc kết hợp các thông tin của cử tri với các hoạt động phức tạp bên trong của một chiến dịch tranh cử, đây là lựa chọn hàng đầu để cạnh tranh với Đảng Cộng hòa.
Các ứng dụng trên Facebook và những công cụ khác
Là người duy nhất trong số các ứng cử viên có trang Facebook với lượng người “like” lên đến 23 triệu, gấp 10 lần tất cả số lượng người “like” Facebook các ứng cử viên của Đảng Cộng hòa. Trên trang Facebook này có một số ứng dụng ngoài việc cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về ứng cử viên như giới tính, ngày sinh, thành phố đang sinh sống mà còn có khả năng cập nhật các thông tin liên quan đến bạn bè của họ.
Hình đại diện của Facebook ông Obama với biểu tượng
chiến dịch tranh cử năm 2012 (Ảnh: Facebook)
Ngoài ra tất cả những người thuộc đội ngũ nhân viên trong chiến dịch tranh cử của ông Obama còn sử dụng một công cụ khác như một mạng xã hội thu nhỏ có tên NationalField. Gần giống như Facebook về cách chia sẻ thông tin và cập nhật trạng thái nhưng không phải là một mạng xã hội có tính chất công cộng như Facebook nơi mà tất cả mọi người đều như nhau, NationalField có sự phân biệt rõ rệt về cấp bậc của các nhân viên từ đó giúp những người lãnh đạo có cái nhìn bao quát hơn về công việc của cấp dưới.
Sức mạnh của kết nối các cá nhân
Các chuyên gia trong chiến dịch tranh cử của ông Obama cho biết nếu như không có một sự quản lỉ dữ liệu tốt thì các bước đi trong khi tiến hành chiến dịch có thể chồng chéo lên nhau. Việc những người thực hiện công việc ở 1 lĩnh vực nào đó hoàn toàn không biết gì về các lĩnh vực khác trong chiến dịch tranh cử là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng với cách quản lí dữ liệu một cách tổng thể, người đứng đầu có khả năng bao quát được những người mà họ đang trao đổi.
Cũng theo các chuyên gia này thì phía Đảng Cộng hòa vẫn sử dụng các kết nối đơn giản 1-1 và kêu gọi thêm sự tự kết nối giữa những người ủng hộ với nhau. Về phía Obama, ông và những cộng sự đã có một cách kết nối khác hoàn toàn mạnh mẽ hơn so với Đảng Cộng hòa. Tính đến cuối cuộc bầu cử năm 2008 ông Obama đã có được 13 triệu địa chỉ email ủng hộ, thu thập được 4 triệu đóng góp cá nhân và 2 triệu người khác tham gia vảo trang web my.BarackObama.com.
Trang web my.BarackObama.com cũng đã để giao diện là những hình ảnh chiến dịch tranh cử 2012
Từ năm 2008 trở lại đây sự ủng hộ dành cho ông Obama đã có đôi chút giảm xuống tuy nhiên mức độ phổ cập trên các mạng thông tin lại không hề giảm. Lượng người “like” Facebook của ông đã tăng lên gấp 6 lần từ con số 4 triệu ngày ông đắc cử và hiện tại còn có 10 triệu người khác “follow” trên mạng xã hội Twitter, tạo ra một khoảng cách khá xa với các ứng cử viên Đảng Cộng hòa.
Ông Obama cập nhật trạng thái lên mạng xã hội Twitter ngay
trong một cuộc họp hôi tháng 7 tại Nhà Trắng (Ảnh: CNN)
Vì vậy, ngay cả khi ông Obama không có khả năng kéo hàng triệu người ra khỏi nhà để đến đứng cạnh ông trong các hoạt đông tranh cử nhưng đội ngũ các nhân viên của ông đã có được những thông tin sơ bộ về những người này. Từ đó dễ dàng thiết lập lại những liên lạc để làm việc với họ nhằm xây dựng lại bộ máy những người ủng hộ ông Obama.
Nếu như cuộc bầu cử năm 2012 trở thàn một cuộc cạnh tranh gay gắt, khi mà số phiếu nhỏ của một tiểu bang có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện chúng ta có thể xem việc đầu tư của ông Obama vào các chuyên gia khai thác, phân tích dữ liệu cùng với một số nhà nghiên cứu khác như một chìa khóa để mở cánh cửa hướng tới thành công.
Theo VTC.VN
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/10/142395
0 nhận xét:
Đăng nhận xét