Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Cơ quan kiểm toán báo chí Anh thông báo sẽ tiến hành một cuộc điều tra nhằm vào tờ Thời báo phố Wall (Wall Street Journal –WSJ) phiên bản châu Âu, sau khi nhận được những tố cáo cho rằng WSJ “ăn gian” số lượng phát hành để moi thêm tiền từ các nhà quảng cáo.


>> Mẹo “moi tiền” quảng cáo của AdWords

>> Marketing Online có thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp?

>> Kinh nghiệm “kiếm tiền” cho website nhỏ

>> Doanh thu và độc giả trực tuyến vượt báo in



Chỉ có chưa đến 14% lượng báo in của WSJ châu Âu được bán đúng giá niêm yết, 71% được bán với giá chỉ bằng 5% giá niêm yết. (Ảnh minh họa)

Chỉ có chưa đến 14% lượng báo in của WSJ châu Âu được bán đúng giá niêm yết, 71% được bán với giá chỉ bằng 5% giá niêm yết. (Ảnh minh họa)


Theo điều tra và khám phá của tờ The Guardian (Anh), ban lãnh đạo WSJ đã cố tình câu kết với hãng tư vấn ELP có trụ sở tại Hà Lan bằng cách trả tiền cho ELP để họ mua thêm một lượng lên tới hàng chục ngàn tờ báo in của WSJ nhằm “trang điểm” lại số liệu phát hành và “làm giá” đối với các nhà quảng cáo.


Ngay sau khi thông tin này được công bố, Tổng giám đốc WSJ tại châu Âu là ông Andrew Langhoff đã phải tuyên bố từ chức. Ban lãnh đạo WSJ khẳng định việc ông Langhoff từ chức chỉ là vấn đề nội bộ của họ chứ không liên quan gì đến vụ bê bối “móc ngoặc” với ELP.


Tuy nhiên, ngày 13/10, Ủy ban kiểm toán phát hành Anh đã tiết lộ rằng “đã xuất hiện thêm những thông tin mới có thể khiến Ủy ban phải tiến hành điều tra sâu hơn”. Ủy ban này cũng chưa cho biết khi nào họ sẽ tiến hành mở cuộc điều tra bởi còn đợi kết thúc chương trình kiểm toán đang tiến hành. Dow Jones – công ty “mẹ” hiện đang quản lý WSJ châu Âu đã từ chối bình luận về vấn đề này.


Hồi giữa tuần vừa rồi, khi giải thích về lý do từ chức của ông Langhoff, Dow Jones chỉ nói rằng mối liên hệ giữa ông này và ELP “có thể dẫn đến một ấn tượng rằng lĩnh vực báo chí truyền thông đại chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ thương mại và đánh mất tính khách quan cần thiết của tờ báo”. Dow Jones còn khẳng định thêm việc ông Langhoff từ chức “chỉ là sự sắp xếp lại nhân sự nội bộ của ban biên tập” chứ không liên quan gì tới những cáo buộc cho rằng WSJ gian lận số liệu phát hành.


Báo cáo của Ủy ban kiểm toán phát hành đã tiết lộ một thông tin khá thú vị. Trong nửa đầu năm nay, chỉ có chưa đến 14% số báo phát hành của WSJ được bán tại các sạp với mức giá niêm yết hay theo đúng mức giá đăng ký đặt mua dài hạn của độc giả còn 71% khác được bán với giá chỉ bằng 5% gía bìa hay thậm chí còn “bèo bọt” hơn nữa. Trong số 71% số báo phát hành được “bán như cho” này có khoảng 26.000 tờ được phân phát với giá ưu đãi cho các hãng hàng không, 13.000 tờ được “giải tán” theo phương thức hàng đổi hàng và khoảng 7.500 tờ được phát miễn phí.


“Các nhà quảng cáo ít hiểu biết rất dễ bị đánh lừa bởi lượng phát hành 74.800 tờ mỗi ngày của WSJ”, Bill Nichols, giảng viên cao cấp của bộ môn Marketing và Truyền thông thuộc trường ĐH Buckingham New nhận xét, “Nhưng tôi nghĩ, bất cứ ai trong lĩnh vực truyền thông cũng đều hiểu rằng con số này đang bị thổi phồng”.


Theo một số nguồn tin từ những người được cho là “có quan hệ rất gần gũi” với các hợp đồng này của WSJ, trung bình ELP chỉ phải trả 1 xu euro cho mỗi tờ báo in của WSJ trong khi mỗi ngày họ đặt mua 12.000 tờ. Giá bán lẻ trên thị trường của 1 tờ báo in WSJ là 1,71 euro (khoảng 2,35 USD).


Tờ The Guardian, “tác giả” đã phanh phui trò ăn gian này của Dow Jones cho biết thêm rằng, hồi tháng 4/2010, để bán được báo Dow Jones đã phải “xuống nước” trong hợp đồng với ELP bằng cách miễn phí một số quảng cáo trên “ít nhất là 3 ấn bản đặc biệt” .


Tờ WSJ cũng xác nhận rằng họ đã phải đăng một số bài báo có “liên quan” đến ELP trên các số báo ra ngày 14/10/2010 và 14/3/2011. Đây mới chỉ là một phần trong những lời hứa mà Ban biên tập đưa ra với ELP hồi năm ngoái khi 2 công ty thương thảo để gia hạn hợp đồng. Đổi lại, ELP sẽ phải tổ chức một số cuộc hội thảo, một số sự kiện và phân phát báo in WSJ với số lượng lớn đến các trường đại học.


Các nguồn tin nội bộ cho biết, những bản hợp đồng mờ ám này đều do ông Langhoff và một nhân viên phòng phát hành có tên là Gert Van Mol sắp xếp.


Đáng chú ý, Rien van Lent, một cộng sự trong ELP cũng chính là Tổng giám đốc của WSJ trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2006.





Theo ICTnews

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/10/144139

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến