Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Theo Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ban hành ngày 18/5 về phân loại dịch vụ Viễn thông, dịch vụ truy nhập Internet sẽ bao gồm dịch vụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 Kbps và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ thông tin tải xuống từ 256 Kbps trở lên.

>> Tốc độ Internet Việt Nam: “Dậm chân” vì thiếu nội dung?
>> Internet tháng 4: Cả người dùng và lượt xem đều giảm
>> Tốc độ Internet ở Việt Nam cao hơn Trung Quốc
>> Cần “tháo nút cổ chai” để đưa Internet về nông thôn
>> Internet đóng góp 0,9% GDP của Việt Nam

Thông tư phân loại dịch vụ viễn thông quy định rõ dịch vụ truy nhập Internet băng rộng phải có tốc độ thông tin tải xuống từ 256Kbps trở lên.

Thông tư phân loại dịch vụ viễn thông quy định rõ dịch vụ truy nhập Internet băng rộng phải có tốc độ thông tin tải xuống từ 256Kbps trở lên.

Báo cáo tốc độ mạng Internet quý 4/2011 của Akamai, một mạng lưới chuyên cung cấp nội dung Internet ở Mỹ, cho thấy, Việt Nam có tốc độ Internet bình quân là 1,664 Mbps, thấp hơn mức trung bình 2,3 Mbps của thế giới. Trong đó, 13% kết nối mạng có tốc độ nhỏ hơn 256 Kbps (kết nối băng hẹp), 2% kết nối mạng tốc độ lớn hơn 5 Mbps. So với 11 nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Thái Lan (3,054 Mbps), Malaysia (1,8 Mbps) và Singapore (4,6 Mbps).

Còn theo Đề án Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng (được đề cập tại buổi giao ban của Bộ TT&TT với các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông ngày 19/4), đến năm 2015, Việt Nam sẽ không còn tốc độ băng hẹp.

Thông tư 05 cũng phân loại rõ dịch vụ viễn thông sẽ bao gồm dịch vụ viễn thông cố định (dịch vụ viễn thông cố định mặt đất như nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế; dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh) và dịch vụ viễn thông di động (dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không). Trong đó, dịch vụ viễn thông cố định và di động bao gồm các loại dịch vụ: dịch vụ viễn thông cơ bản (điện thoại, truyền số liệu, nhắn tin…); dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (thư điện tử, thư thoại, truy nhập Internet….) và dịch vụ viễn thông cộng thêm (hiển thị số chủ gọi, giấu số gọi, chờ cuộc gọi…).

Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT sẽ có hiệu lực thi hành từ 15/7/2012.

Theo ICTnews


Link to full article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến