Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Hợp tác là một việc tốt đẹp, gia tăng sức mạnh và cơ hội cho cả hai bên, Nhưng đây cũng là một vấn đề cần sự cân nhắc kĩ càng.

>> Trông đợi gì ở nhà đầu tư khi khởi nghiệp
>> Làm sao để “thảm họa Titanic” không xảy ra với doanh nghiệp của bạn?
>> Tại sao chợ điện tử Etsy được định giá gần 700 triệu USD?
>> Kỹ sư công ty nào hưởng lương khủng nhất?
>> Infographic: Bạn đã bỏ lỡ điều gì ở Startup Asia Singapore?

Đối với với startup giây phút vinh quang đầu tiên chính là lúc ta chắc chằn rằng: a) sản phẩm của ta thật sự hoạt động, và b) có nhu cầu cho sản phẩm đó.

Suy xét kỹ về việc hợp tác là một bước dẫn đến thành công. Ảnh internet

Suy xét kỹ về việc hợp tác là một bước dẫn đến thành công. Ảnh internet

Tất nhiên vấn đề cấp bách nhất là phải xác định con đường tối ưu để tiến vào thị trường, chính xác hơn nữa là liệu hợp tác với những đối tác có nền tảng hay nguồn lực vững chắc hơn có nâng cao được giá trị của sản phẩm và doanh nghiệp hay không.

Startup thường không cân nhắc kỹ vấn đề này nhất là khi họ đang chìm đắm vào giây phút vinh quang khi sản phẩm thử nghiệm thành công. Nhưng nếu tiếp tục như thế, chúng ta sẽ tự hạn chế tiềm năng của bản thân.

Suy xét kỹ về việc hợp tác là một bước dẫn đến thành công. Dù bạn chọn phương pháp hợp tác nào đi nữa thì bạn, công ty bạn và nhà đầu tư của bạn cũng sẽ phát triển hơn trước kia.

Có nhiều thương vụ hợp tác thất bại (thí dụ: Apple và Motorola (ROKR); Sprint và Clearwire, etc.) nên bạn nên cực kỳ cẩn trọng khi cân nhắc các lựa chọn. Thật sự không có một phương pháp tiếp cận chính thức nào nhưng có 3 điều nên được cân nhắc.

1. Mức độ nhận diện vs Giá cả

Liệu mức độ nhận thức của người tiêu dùng do đối tác đem lại có bù đắp được các chi phí khác hay không? Ví dụ như khi ký một hợp đồng cho phép sử dụng nội dung miễn phí với CNN, Keyhole đã phải gánh chịu thêm một khoản chi phí nhưng bù lại họ nhận được một quả trứng vàng mang tên doanh thu cho các nỗ lực đó. Tuy nhiên, chính sự nhận thức thương hiệu mà CNN mang lại cho Keyhole chính là chìa khóa thành công cho sản phẩm của họ và mở đường đi đến thương vụ Google mua lại công ty này.

2. Thời gian quảng bá vs Tăng cao doanh thu

Bạn có thể chịu đựng được việc phải kéo dài thời gian quảng bá (thêm ít nhất từ 3-6 tháng) chỉ với niềm tin rằng thời gian chờ đợi sẽ được bù đắp bằng việc doanh thu tăng cao? Có thể bạn nên bắt tay vào kết hợp đội ngũ bán hàng của hai bên nếu đối tác của bạn có một đội ngũ bán hàng lớn và “hiếu chiến”, sẵn sàng thử thách với các sản phẩm mới.

3. Chức năng vs Sự tinh tế

Bạn có thể dằn lòng thay đổi các chức năng, nội dung và thiết kế theo yêu cầu của đối tác được không khi mà bạn tin rằng những đòi hỏi đó sẽ làm mất đi sự tinh tế của sản phẩm? Những kỹ thuật tốt nhất và tăng mạnh tính tương tác người dùng nhất sẽ làm nên sự thay đổi lớn cho một startup, giúp nó được thị trường chấp nhận dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn phải giữ được lập trường của bản thân trước những phản hồi của đối tác trong quá trình hợp tác.

Sẽ thật ngây thơ nếu bạn nghĩ rằng đối tác tiềm năng của mình không phải đối mặt với bất kỳ sự đánh đổi nào. Thực tế, có khi những sự đánh đổi đó còn phức tạp hơn tưởng tượng.

Chắc chắn là không có bất cứ giao dịch/trao đổi nào dễ dàng cả. Có khi nhà đầu tư của bạn còn làm quy trình phức tạp hơn nữa bởi mỗi nhà đầu tư có một kỳ vọng khác nhau. Nhưng nếu bạn có được một sự hợp tác tiềm năng và đàm phán được ít nhất hai trong ba điều trên thì đừng để mất cơ hội đó.

Theo Action.vn


Link to full article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến