Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Hơn một nửa dân số Anh luôn dự tính dùng các trang mạng xã hội Facebook hoặc Twitter để “trả đũa”, trút giận, nói xấu, mắng nhiếc sếp, đồng nghiệp và bạn bè, kết quả một cuộc khảo sát mới công bố trên một đài truyền hình của Anh ngày 21.5 cho biết.

>> Chat quá nhiều có thể bị trầm cảm
>> 44% người dùng Facebook “vô cảm” với quảng cáo
>> Chia sẻ nhiều trên Facebook dễ thành nạn nhân lừa đảo
>> ComScore: người Mỹ truy cập Facebook bằng smartphone nhiều hơn PC
>> Phụ nữ dễ trở thành ‘con nghiện’ Facebook

Theo AFP, kết luận trên lại được dựa trên cuộc khảo sát với… 2.000 người Anh.

Chương trình truyền hình Hell on Wheels ngày 21.5 công bố kết quả khảo sát, cho thấy 52% trong số 2.000 người Anh tham gia khảo sát thừa nhận đã và dự tính dùng Facebook để “trả đũa”.

Nhiều người dùng Facebook để "trút giận" - Ảnh: AFP

Nhiều người dùng Facebook để "trút giận" - Ảnh: AFP

Và 57% số người tham gia khảo sát cho rằng mạng xã hội là nơi an toàn để trút giận, “gửi gắm những lời mắng nhiếc” và nói xấu nhau.

Đồng nghiệp được xếp vào mục tiêu bị “trả đũa” số 1 trên mạng, sau đó là sếp và bạn bè.

Có 69% người tham gia khảo sát thừa nhận rằng việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên khiến họ muốn “trả đũa” những ai làm họ bực tức ngoài đời.

Giáo sư Frank Webster thuộc Đại học City ở London (Anh) cho biết: “Kết quả khảo sát đáng báo động. Nhưng có thể lý giải được. Nguyên nhân do con người luôn có mâu thuẫn với nhau. Và mâu thuân chất chứa lâu ngày sẽ dẫn đến xung đột. Vì không dám đối mặt nhau để trút hết cơn giận, giải quyết mâu thuẫn nên nhiều người đã chọn mạng xã hội”.

Tuy nhiên, ông Webster không đồng tình với kết luận của cuộc khảo sát này cho rằng hành vi trả đũa, mắng nhiếc, nói xấu nhau trên mạng xã hội là có thể chấp nhận được trong xã hội ngày nay.

“Không lẽ chúng ta lại muốn sống trong một xã hội mà mọi người gặp nhau thì giả vờ vui vẻ nhưng lại nói xấu nhau (sau lưng) trên mạng?”, ông Webster chia sẻ.

Theo Thanh Niên Online


Link to full article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến