Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Khác với những tấm hình trước đây về Trái đất vốn được ghép từ nhiều ảnh vệ tinh, tác phẩm mới nhất chỉ được chụp một lần duy nhất từ khoảng cách 36.000 km.

>> Camera lớn nhất thế giới có độ phân giải 3,2 tỷ pixel
>> Video kỹ xảo timelapse nhìn từ vũ trụ
>> Cảm biến 1.000 Megapixel nặng hơn 2 tấn
>> Độc đáo chiếc máy ảnh… biết mô tả sự vật
>> Cảm biến ảnh dùng làm ‘mắt’ cho người mù

Vệ tinh thời tiết Elektro-L No.1 đã kết hợp các bước sóng ánh sáng hữu hình và hồng ngoại để mô tả hành tinh xanh nhìn từ vũ trụ. Trong đó, ánh sáng hồng ngoại được sử dụng để thể hiện cây cối. Điều này lý giải vì sao rất nhiều phần của trái đất có màu xanh lá cây nhưng trong ảnh lại thành màu nâu đỏ.


Video về bức ảnh 121 megapixel.

Trong khi đó, Blue Marble của NASA được cho là ảnh về trái đất nổi tiếng nhất thế giới, đơn giản vì nó được Apple chọn làm hình nền mặc định trên iPhone. Tuy nhiên, cuối năm 2011, tác giả Robert Simmon đã tiết lộ bí mật rằng đó thực ra là sản phẩm của việc tổng hợp và ghép nhiều ảnh vệ tinh lại với nhau với tỷ lệ chính xác. Mục đích của ông là đem đến cho người xem một hình ảnh đẹp về hành tinh này.

Tấm hình Blue Marble quen thuộc với người dùng iPhone.

Tấm hình Blue Marble quen thuộc với người dùng iPhone.

Theo VnExpress


Link to full article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến