Trung bình mỗi ngày, có khoảng 15 người Mỹ tố bị “lừa tình” trên mạng và thiệt hại khoảng 8.900 USD/người.
>> Mất tiền vì trò lừa qua chat
>> Thiếu nữ đăng ảnh gợi cảm để kiếm tiền trên Facebook
>> Chồng sập bẫy ‘lừa tình’ của vợ trên Facebook
>> Kẻ vô gia cư lừa tình 1.000 vị thành niên qua Facebook
>> Máy ảnh lừa tình’ đang trở thành hàng ‘hot’ tại Nhật
Khó phân biệt thật giả trên mạng. Ảnh internet
Nếu bạn thuộc dạng người không bao giờ bị “lừa tình” trên Internet, thật khó để hình dung ra có người nào khác thực sự gửi hàng chục ngàn USD quà tặng cho một đối tác lãng mạn họ gặp trên mạng. Thực tế, tình trạng “lừa tình” diễn ra vô cùng thường xuyên, làm tổn thất rất nhiều tiền bạc và đi xa hơn những gì bạn tưởng tượng.
Năm 2005, tại bang California (Mỹ), một người phụ nữ tên Paula gặp một người “đàn ông” tên Jesse khi đang tham gia diễn đàn trực tuyến về chương trình Deadwood. Paula “ngã” vào tình yêu với Jess. Tuy nhiên, “Jesse” không phải đàn ông; thực chất, cô là một phụ nữ tên thật Janna, sống tại Batavia, Illinois (Mỹ).
Mối tình ảo này cuối cùng kết thúc bằng một vụ kiện. Dưới đây là những gì tòa án phúc thẩm Illinois tóm tắt về những cáo buộc của Paula:
“Nguyên đơn (Paula) và “Jesse” bắt đầu mối quan hệ tình cảm lãng mạn kéo dài tới tháng 7/2006. Ngoài e-mail, “Jesse” và nguyên đơn còn trao đổi ảnh cá nhân, thư tay, quà tặng. Họ thậm chí còn nói chuyện qua điện thoại; nguyên đơn cáo buộc bị đơn sử dụng thiết bị thay đổi giọng nói để che đi giọng nữ. Bị đơn (Janna) còn tạo ra khoảng 20 nhân vật giả tưởng có liên quan tới “Jesse”, bao gồm vợ cũ, con trai, thành viên gia đình, bác sĩ trị liệu, bạn bè tại Mỹ và nước ngoài. Các nhân vật này liên lạc với nguyên đơn từ nhiều tài khoản e-mail khác nhau và thậm chí gửi ảnh, thư tay và bưu phẩm từ các bang và nước ngoài. Nguyên đơn đã gửi hơn 10.000 USD quà tặng cho bị đơn “Jesse” và nhiều nhân vật “ảo” khác.
Tháng 9/2005, nguyên đơn mua vé máy bay khứ hồi để tới thăm “Jesse” nhưng đến phút cuối “Jesse” hủy bỏ kế hoạch. Ngay sau đó, bị đơn cho biết “Jess” đang cố tự tử, khiến nguyên đơn rơi vào “trầm cảm nghiêm trọng” và bắt đầu điều trị với tổng chi phí hơn 5.000 USD.
“Jess” và nguyên đơn kéo dài quan hệ tới tháng 4/2006 và quyết định chuyển tới sống chung ở nhà “Jesse” tại Colorado. Nguyên đơn tiếp tục gửi 700 USD để bị đơn chuẩn bị. Tuy nhiên, tháng 7/2006, nguyên đơn được “chị gái Jesse” thông báo “Jesse” đã chết vì ung thư gan. Bị đơn, vẫn với vỏ bọc của nhân vật “ảo” – gửi thư chia buồn tới Paula. Nguyên đơn bị trầm cảm trầm trọng, đau đầu thường xuyên, kiệt sức, không ngủ và không thể tập trung làm việc. Cô cũng bị nhiễm “siêu rệp MRSA” do hệ miễn dịch quá yếu.
Ngay cả sau cái chết của “Jesse”, bị đơn vẫn liên lạc với nguyên đơn hàng ngày trong 7 tháng sau. Tháng 2/2007, bị đơn tới California thăm nguyên đơn. Nguyên đơn giành 1.000 USD sửa sang nhà cho chuyến ghé thăm này. Suốt kì nghỉ, một số bạn bè của nguyên đơn khám phá ra tính “viễn tưởng” của những nhân vật mà bị đơn tạo ra và đối chất với bị đơn. Bị đơn thừa nhận trong một đoạn video rằng đã đưa nguyên đơn vào “vòng tình cảm” trong “một năm rưỡi”. Nguyên đơn tiếp tục phải gặp bác sĩ trị liệu vì tinh thần kiệt quệ sau khi bị lừa đảo, hóa đơn theo đó tăng lên. Tình trạng tâm lí cũng ảnh hưởng tới thu nhập của nguyên đơn.”
Paula đâm đơn kiện lên tòa án Illinois và khiến quan tòa khá bối rối. Trong một ghi chú của luật sư Evan Brown có viết: “Tính thực tế trong thời đại Internet là một cá nhân trên mạng có thể luôn luôn không – và thực tế thường xuyên không – phải là người/cái gì có ý định trở thành. Sự tín nhiệm của nguyên đơn về các hành vi gian lận của bị đơn, trong quyết định mua quà tặng Giáng sinh 10.000 USD cho những người đang sống tại bang khác và người cô chưa từng gặp, là không chính đáng. Nói cách khác, thẩm phán phải nói rằng nguyên đơn đã quá khờ dại để được phán xử có lợi trong vụ kiện này.”
Động cơ cho trò chơi lừa đảo không hề rõ ràng, và dường như là một sở thích hơn là tiền bạc. Tuy nhiên, dù là lí do gì, hàng ngàn người Mỹ vẫn đang phàn nàn về chúng với FBI mỗi năm; và còn nhiều vụ lừa đảo hơn không được ghi vào biên bản.
Trong báo cáo thường niên năm 2001 của Trung tâm khiếu nại tội phạm Internet của FBI (IC3), trung tâm lưu ý “lừa tình” là một trong năm hành vi lừa đảo hàng đầu. Phụ nữ bị “lừa tình” nhiều gấp đôi nam giới và các nạn nhân thường “hơn 40 tuổi, đã li hôn hoặc là góa phụ, tàn tật hoặc già hơn”. Năm 2011, 5.663 người phàn nàn họ bị lừa đảo với tổng số tiền lên tới 50,4 triệu USD.
Như vậy, trung bình có khoảng 15 khiếu nại “lừa tình” Internet mỗi ngày, tổn thất mỗi vụ vào khoảng 8.900 USD. Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng sự lãng mạn để “nhử mồi”, và Internet biến điều đó trở nên dễ dàng hơn.
Theo ICTnews
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét