Phân tích chính sách là gì?
Phân tích chính sách (PTCS) là quá trình xem xét, so sánh, đánh giá mục tiêu, nội dung, các ảnh hưởng của chính sách để đưa ra những lời khuyên (kiến nghị) về chính sách trên cơ sở LỢI ÍCH XÃ HỘI.
Sản phẩm PTCS gắn liền với các quyết định của nhà nước và cơ sở để đưa ra các lời khuyên là nhằm đến các mục tiêu XÃ HỘI.
Các tổ chức – nhóm lợi ích (Iterest group) cần các nhà phân tích để có được những lời khuyên liên qua đến các chính sách CÓ LỢI CHO HỌ.
Nội dung PTCS
- Phân tích lựa chọn vấn đề
- Phân tích hoạch định chính sách
- Phân tích duy trì chính sách
- Phân tích đánh giá hiệu quả thực thi chính sách
- Phân tích tính hệ thống của chính sách.
Động thái chính sách
1. Dữ kiện
- Chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành phân tích, tư vấn (1)
Ngày 10/5/2012, trên tờ Phunutoday, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến đã chia sẻ quan điểm: Gói giải pháp 29.000 tỷ chưa đủ tầm! Ông cho rằng, điều quan trọng hàng đầu là phải có một chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp. Thứ nữa là giải quyết được vấn đề kéo được lãi suất xuống cho doanh nghiệp phát triển.
Ông phân tích:
- Nếu bây giờ Ngân hàng Trung ương cho Ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4%. Và Ngân hàng Thương mại cho doanh nghiệp vay lại với lãi suất dưới 10% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm việc tốt, cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài. Có ý kiến phản biện rằng nếu Ngân hàng Nhà nước “in bạc và bơm tiền” thì sẽ gây ra lạm phát. Nhưng lạm phát chỉ xảy ra khi nào tăng trưởng tín dụng và phương tiện thanh toán vượt ra tầm kiểm soát; trong trường hợp của chúng ta hiện nay thì tăng trưởng tín dụng đã được khống chế bởi Nghị Quyết 11 ở mức 20% cho năm 2011 và 17% cho năm 2012, vì vậy việc Ngân hàng Nhà nước cung cấp vốn cho hệ thống Ngân hàng Thương mại với lãi suất thấp tự nó không gây ra lạm phát. Vấn đề là quản lý cho nguồn tín dụng này đi đúng hướng đúng mục đích: “Thúc đẩy sản xuất kinh doanh”.
- Không chỉ có vậy, một việc khác mà Nhà nước cần phải giải quyết các nợ xấu, nợ khó đòi của ngân hàng, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục vay vốn. Cho nên chúng ta phải ra một quy chế mới, ví dụ như tạm thời khoanh nợ đó lại, để cho doanh nghiệp có thể vay tiếp. Đây là điều Nhà nước có thể làm được để tạm thời giải quyết cái gọi là khả năng tiếp thụ vốn vay. Nếu không giải quyết được doanh nghiệp sẽ không tiếp thu được vốn vay mới.
- Về điều này Nhà nước cũng đã có ý kiến nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện. Đó là bán nợ xấu, nợ khó đòi đó cho một tổ chức đầu tư có vốn dài hạn hơn là vốn của Ngân hàng Thương mại. Tổ chức này sẽ quản lý việc thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi trong một thời hạn dài hơn là ngân hàng. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng không bị kẹt trong đống nợ xấu, nợ khó đòi đó để hoạt động tốt hơn.Đó là một phương thức đã nói rồi nhưng chưa làm. Bây giờ cần phải khẩn trương thực hiện xử lý khối nợ xấu của các ngân hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng được giải phóng khỏi quy chế về nợ xấu. Từ đó doanh nghiệp sẽ có sức hơn để đi vay nợ mới. Đó mới là chuyện chúng ta cần phải làm.
"Gia" hay "Bòi"?
Cuối cùng ông kết luận:
Vì vậy, việc giải quyết cho các doanh nghiệp thực sự đang khó khăn mới là cốt lõi của vấn đề. Làm sao cho doanh nghiệp tiếp tục còn sống được để sản xuất kinh doanh thì phải qua chính sách tiền tệ. Và đó là việc mà Ngân hàng Nhà nước phải làm. Đó mới là chính sách có thể "bơm máu" cho doanh nghiệp sống được.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo (2):
Ngày 27/5/2012, Chính phủ đã họp Phiên họp thường kỳ tháng Năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lộ trình hạ lãi suất cả huy động và cho vay, ngân hàng sớm đưa ra cơ chế xử lý nợ xấu; giữ ổn định tỷ giá, khẩn trương cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, tăng tổng cầu để hỗ trợ nền kinh tế, dư địa đầu tư công mỗi tháng có thể bơm thêm 25.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, giải quyết tình trạng ngân hàng thừa tiền trong khi doanh nghiệp khát vốn...
- Chuyên gia kinh tế Lê Thẩm Dương phân tích, tư vấn (3)
Ngày 6/9/2011 trang Cafef.vn đăng bài "Bơm tiền chống...lạm phát" TS Lê Thẩm Dương phân tích:
Thực ra, Nghị quyết 11 có đầy đủ các giải pháp, có kiểm soát giá, có tăng GDP, có tuyên truyền... Nhưng như tôi vừa nói, chúng ta chỉ tập trung chủ yếu vào việc thắt chặt tiền tệ thay vì tiến hành đồng bộ các giải pháp nên mới dẫn đến chuyện, tiền tệ thắt đến mức nghẹt thở nhưng lạm phát vẫn cao.
Do đầu năm ta thắt quá chặt (tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm chỉ 7,23%) nên từ nay đến cuối năm, nếu ta "bơm" tiền ra cho đủ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 20% và tổng phương tiện thanh toán 16% chắc chắn lạm phat càng cao. Nhưng nếu giữ nguyên hoặc tiếp tục "co" vào thì sẽ tác động đến các nguyên nhân còn lại như phí đầu vào cao, cầu hàng hóa giảm, niềm tin giảm... còn chết hơn. Đáng sợ nhất là đình đốn sản xuất. Nếu nguyên nhân chỉ là tiền thì kéo tiền về là chữa được, nhưng nguyên nhân do đình đốn sản xuất là hết thuốc chữa. Vì DN phá sản thì làm sao chữa được nữa. Nên chắc chắn phải bơm tiền ra thôi. Vấn đề của các nhà quản lý là bơm bao nhiêu để tiếp sức cho nền kinh tế nhưng không áp lực lên LP.
- Ngân hàng nhà nước bơm tiền cứu thanh khoản (4)
Theo dữ liệu của Reuters, trong phiên giao dịch thứ 252 ngày 23-8, NHNN bơm ra 3.683 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO), kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất 8%/năm. Tính chung trong 3 ngày 21, 22 và 23-8, NHNN đã bơm trên OMO tổng cộng 21.708 tỷ đồng (VnEconomy, 23-8).
2. Nhận xét:
Từ phân tích, kiến nghị của các chuyên gia đến điều hành kinh tế của nhà nước, dường như “bơm tiền” là một công cụ vạn năng được ưa dùng. Cứu doanh nghiệp: bơm tiền. Giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại: bơm tiền. Tăng tổng cầu của xã hội: bơm tiền. Cứu thanh khoản của ngân hàng: bơm tiền. Chống lạm phát tăng cao lại cũng…bơm tiền.
Chỉ có điều với chính sách bơm tiền thì đối tượng xã hội nào sẽ bị tổn thương và nếu bị tổn thương thì biện pháp hạn chế như thế nào thì chưa thấy ai nói tới.
Nguồn tham khảo
(1)http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201205/ong-Bui-Kien-ThanhGoi-giai-phap-29000-ty-chua-du-tam-2154087/
(2)http://dddn.com.vn/2012052707215160cat7/tiep-tuc-mien-giam-hang-loat-loai-thue-moi-thang-bom-them-21-ngan-ty-ho-tro-nen-kinh-te.htm
(3)http://cafef.vn/20110906074216513CA33/bom-tien-chong-lam-phat.chn
(4)http://www.vietfin.net/tong-quan-tai-chinh-ngan-hang-23-8-2012-tiep-tuc-bom-tien-va-choi-bo-de-tran-an/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét