Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012



 
Từ ngàn xưa, con người đã được định nghĩa là con vật có tính thần linh (spiritual animals) nên con người luôn có khuynh hướng tìm về các thần linh thiêng liêng cao hơn mình để tôn thờ hoặc để xin phù hộ ban ơn cứu giúp. Các nhà nghiên cứu nhân chủng học và khảo cổ học đều xác nhận rằng: Khi con người bắt đầu đạt tới trình độ hiểu biết cũng là lúc bắt đầu có tôn giáo (Homo sapiens - Homo Religious). Nói cách khác, khi con người bắt đầu nhận ra mình là NGƯỜI khác với những loài vật là lúc con người bắt đầu thờ thần linh. Vì thế tôn giáo xuất hiện cùng lúc với các tác phẩm mang tính chất nghệ thuật (works of art). Qua các tác phẩm nghệ thuật đó, con người biểu lộ sự ngưỡng mộ của mình trước những bí mật kỳ diệu của thiên nhiên và bày tỏ niềm tin vào một sức mạnh vô hình vượt trên con người. Con người luôn luôn cố gắng tìm cho ra cái ý nghĩa đích thực của cuộc sống trên trái đất. Con người không hài lòng với cuộc đời ngắn ngủi thực tại và muốn cuộc sống phải được kéo dài đến vô tận sau cái chết và dưới một hình thức khác.
Thực sự, tôn giáo là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người trước thiên nhiên kỳ bí. Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động khác của con người, tôn giáo đã bị lạm dụng (abused) và gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho con người.
Tôn giáo nào cũng tự coi mình như một chiếc thuyền để chở con người đến bến bờ hạnh phúc. Khổ nỗi, một số tôn giáo tranh nhau coi cái thuyền của mình là duy nhất tốt và duy nhất đi đúng hướng , nhất là kèm theo điều kiện "chỉ thành công khi đưa cả loài người đi đúng hướng ". Tín đồ phần đông đều mù quáng, chỉ biết gục đầu xuống tôn thờ chính cái thuyền của mình mà quên mất bến bờ hạnh phúc chung của nhân loại. Những người lái thuyền, được mệnh danh là các vị lãnh đạo tinh thần, bận tâm đánh chìm các thuyền khác để củng cố địa vị độc tôn của tôn giáo mình. Do đó chiến tranh tôn giáo đã xảy ra liên miên trong lịch sử và đến nay nó vẫn còn tiếp diễn dưới cả hai dạng nóng và lạnh trên khắp các lục địa.
Nhiều người nhận thấy tôn giáo là mối nguy hiểm cho hòa bình thế giới nên họ muốn xóa bỏ mọi tôn giáo. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 tại Âu Châu, phong trào Soi Sáng (Enlightenment) ra đời và dần dần phát triển thành Phong Trào Bài Trừ Tôn Giáo (Secularism) nhằm thiết lập một Chủ Nghĩa Nhân Đạo Tự Do (Liberal Humanism).
Lý tưởng giải thoát con người khỏi mối hiểm nguy do các tôn giáo có thể gây ra đã được thể hiện rõ ràng nhất trong Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Trong sách "American Government, Political and Political Culture" của ba tác giả Lyons, Scheb và Richarson (West Publishing Co. 1995) trang 110 viết như sau : "Tu Chính Án Thứ Nhất đòi hỏi thiết lập một bức tường ngăn cách giữa giáo hội và quốc gia. Và mặc dầu điều khoản thiết lập đó của Tu Chính Án chỉ được áp dụng cho Quốc Hội, nhưng Tối Cao Pháp Viện đã qui định rằng nguyên tắc tách rời Giáo hội ra khỏi Quốc gia phải được áp dụng đồng đều cho Liên bang cũng như mọi chính quyền địa phương theo Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp, theo dó, chính sách của chính quyền phải theo đuổi mục tiêu có tính thế tục hoặc vô tôn giáo". (The First Amendment requires a wall of separation between church and state. And, although the First Amendment ''s Establishment Clause applies only to Congress, the Supreme Court has held that the principle of separation of church and state applies equally to state and local governments under the Fourteenth Amendment : a government policy must have a secular or nonreligious purpose )
Chủ nghĩa Thế Tục Hóa Xã Hội (Secularism) là một quan niệm mới về tôn giáo : Việc chính đáng của con người là lo phục vụ lợi ích của con người chứ không thể bắt con người phải hy sinh để phục vụ thần linh. Con người là chính yếu trên thế gian này chứ không phải là một vị thần nào cả.
Chủ Nghĩa Nhân Đạo Tự Do là một tôn giáo không cần God. Nói "không cần God" không có nghĩa là không cần tôn giáo vì không phải tôn giáo nào cũng là hữu thần (theist) mà cũng có tôn giáo vô thần (atheist) như đạo Phật chẳng hạn.*
Nay chúng ta nhắc đến một câu nói nổi tiếng của Pierre Laplace (1749-1827), Khoa học gia Pháp: "Kính thiên văn đã quét hết vòm trời mà không thấy Thượng Đế ở đâu. (The telescope sweeps the skies without finding god.)
Từ đó , có thể thấy những người theo đuổi tinh thần thế tục biện chứng , hay bị kẻ xấu xuyên tạc bằng cách chơi chữ ác ý là "vô thần" ,đều là những người thông minh hơn những người khác đúng như đại văn hào Voltair đã thốt lên : "Vô thần là thói xấu của một số ít kẻ thông minh trong mắt những người nào đó !"
Bởi sao vậy ?
Kính thiên văn đã quét đến điểm xa nhất của vũ trụ cách chúng ta khoảng 15 tỷ năm ánh sáng . Và không thấy "Thiên đàng" hay một ông Thượng Đến nào cả ngồi chễm chệ ở đấy như là người xưa vẫn tin vậy . (Thế nhưng niềm tin dân gian cổ truyền này vẫn mãnh liệt trong đầu óc nhiều người ) . Do đó , những người "vô thần" kiêu hãnh tuyệt đối bác bỏ câu truyện về Thượng Đế nào đó xuống trần gian rồi lại bay lên trời !
Giả sử Thượng Đế của những người "hữu thần" bay với tốc độ cao nhất của vật chất là 300,000 km/s , tức là chỉ khi mà 100% khối lượng vật chất chuyển hoá thành năng lượng (học cơ học lượng tử và thuyết tương đối hẹp là đủ biết ! ) , thì cho đến bây giờ Thượng Đế cũng chỉ di chuyển được nhiều lắm chục nghìn năm ánh sáng (kể từ khi có những câu chuyện "mạc khải" đầu tiên ) hay như nhiều người tin vào thuyết "cứu rỗi" thì cũng chỉ mới bay được 2000 năm ánhsáng , bằng 1/50 đường kính dải Thiên Hà Milky Way .
Chủ nghĩa thế tục mỗi lúc mạnh mẽ trên khắp thế giơi ,đặc biệt tại những nước văn minh tiến bộ phương Tây . Vì theo đuổi chủ nghĩa thế tục , tôn giáo bị tách hẳn ra khỏi chính quyền một cách minh bạch riêng rẽ để tạo ra sự công bằng giữa những người tự do tư tưởng và những người tin vào niềm tin của riêng họ . Tôn giáo trong những nước tiến bộ chỉ tồn tại vì có những người muốn nó tồn tại , tồn tại một cách cá nhân trong nhà thờ , nhà chùa , tu viện ... như là quyền tự do tư tưởng của con người , còn thực chất thì nó đã bị những người thế tục Châu Âu , Bắc Mỹ , Châu Á ... khai tử .
Những nỗ lực cuối cùng của những kẻ cuồng tôn giáo đã và đang giãy giụa gây ra những cuộc khủng bố , xung đột khắp nơi trên thế giới . Thực chất , cái gì sắp tàn thì bao giờ cũng vùng vẫy lần cuối cùng !!!! Khi mà giáo dục khai sáng trí tuệ con người thì thế hệ này kế tục thế hệ trước , niềm tin vào những việc phi lý "phi tục" ( <> "thế tục" ) sẽ mai một và dần biến mất .
Tôn trọng tự do tôn giáo , nhưng một khi tôn giáo ấy chứa đựng những tiềm tàng nguy cơ phá vỡ cuộc sống thanh bình , can thiệp vào quyền tự do của người khác , tạo ra những bất ổn xã hội , thì tôn giáo ấy phải bị loại bỏ bởi vì tôn giáo phải phục vụ con người chứ không phải con người phải phục vụ sản phẩm của chính mình .

(*)Lưu ý : Phật giáo là một hệ thống triết học hơn là tôn giáo . Phật giáo bị coi là "tôn giáo vô thần" 
 NewGod
Nguồn http://ttvnol.com/hocthuat/378338

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến