Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012



Tôn giáo và sự phát triển của kinh tế

 
Hôm thứ sáu, ngồi uống cà phê với Vũ (Cà Phê Trung Nguyên), nghe anh phán rằng,” Một quốc gia mà căn bản văn hóa là Phật Giáo không thể phát triển mạnh về kinh tế, vì tính chất “không đấu tranh”, “hướng tĩnh”, “tiêu cực” và “xa lánh phồn hoa”. Anh nghĩ đạo “Tin Lành” đã đẩy Mỹ-Anh-Đức vượt xa các quốc gia khác và những tiến bộ gần đây của Nam Hàn là kết quả của sự du nhập đạo này. Các thí dụ ngược chiều là xã hội Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka…
Tôi học và đọc nhiều về tôn giáo thế giới và thấy mình thường thiên về triết lý nhà Phật. Tuy nhiên, là một nhà tư bản ngoan cố, tôi chưa suy nghĩ nhiều về góc cạnh này của tương quan giữa kinh tế và tôn giáo.
Tuy nhiên, chánh phủ vừa cấm dân Việt lên mạng đọc Quan Làm Báo, Dân L
àm Báo, Biển Đông.., mà phải đọc báo Nhân Dân 5 lần một ngày (hy vọng các thế lực “thân hữu” không dùng tường lửa ngăn chận). Tôi sợ các bạn chán và buồn giữa những ngày mưa liên tục, nên mượn đề tài của anh Vũ Trung Nguyên cho các bạn chém gió.
Một vài rào cản và luật lệ của Góc Nhìn Alan các bạn không được phép vượt qua:
Không được đả kích bất cứ tôn giáo hay nhân vật hay comment nào.
Chỉ bàn về ảnh hưởng của tôn giáo trên kinh tế và xã hội; không đụng đến chánh sách hay sự kiện chánh trị;
Nhớ chứng minh các số liệu tranh cãi bằng nguồn xuất xứ.
Alan Phan

Chuyện tôn giáo và kinh tế.. (phần 2)

Vũ Trung Nguyên trách tôi là sao đem một câu bình loạn ở quán cà phê làm đề tài nghiêm túc cho một bài blog tạo nên nhiều tranh cãi nhất trên Góc Nhìn Alan từ trước đến giờ. Tôi nhận lỗi hoàn toàn với bạn Vũ, nhưng việc tôi làm không phải là một trò đùa nghịch ngợm. Tôi thực sự muốn chính tôi và các bạn BCA nơi đây động não về một vấn đề có thể giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho vấn nạn tụt hậu của nền kinh tế và nền tảng xã hội văn hóa của Việt Nam.
Trước khi cho đăng một suy luận dài về đề tài này (trước Thứ Hai 1/10/2012), tôi xin các bạn suy ngẫm thêm về các khía cạnh sau:
1.     Tại sao chuyện tôn giáo (một con đường giải thoát tâm linh của siêu hình khỏi những thế tục tạp nhạp) lại nhậy cảm đến độ gây ra không biết bao nhiêu là chiến tranh trong lịch sử?
2.     Sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo cũng như giữa tôn giáo và các tổ chức tôn giáo.
3.     Tôn giáo ảnh hưởng chính trị hay ngược lại?
4.     Văn hóa được tạo dựng từ các nhân tố gì?
Nếu có thì giờ đọc những luận văn của Max Weber (nhà tư tưởng của Đức) nhất là cuốn Nền đạo đức Tin Lành (Protestant) và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, và bài luận về vai trò tôn giáo trong lịch sử Trung Quốc.
Sau cùng, hãy suy ngẫm về câu kết của Weber trong cuốn Chánh trị như một nghề chuyên môn,” Kết quả là một “đêm sâu thẳm trong bóng tối băng giá”, khi mà tình trạng hợp lý hóa của đời sống con người cầm giữ mọi cá nhân trong “lồng sắt” của sự kiểm soát lý tính dặt nền tảng trên luật pháp”
Còn bạn nào thấy các đề tài này nhức đầu và không xứng đáng để các bạn phân tâm với cơm áo gạo tiền, thì hãy ngẫm nghĩ về một thực tại:
1.     Điều khó nhất là gieo trồng được ý tưởng vào đầu óc một người khác. Đây là vai trò của một THẦY GIÁO giỏi;
2.     Điều khó thứ hai là móc túi người khác lấy tiền cho vào túi mình. Đây là khả năng của một DOANH NHÂN thành đạt.
Vậy thì chúng ta hãy về ngay nhà và cúi đầu tôn sư và phong thánh cho bà vợ của mình.
Alan

Chuyện tôn giáo và kinh tế (phần 3)

Không phải vô tình mà tôi đem chủ đề này ra cho các BCA bàn luận. Tôi viết một bài dài về kinh tế Việt Nam trong cận cảnh hiện tại; nhưng quyết định tự kiểm duyệt vì một người bạn thân nghĩ là sẽ có tác dụng ngược với ý định của mình.
Các bạn còn nhớ khi nói về những giây phút thất vọng và buồn chán, tôi hay tìm đến một ngôi chùa hay thánh đường vắng vẻ …để ngủ. Đối với tôi, tôn giáo là sự suy ngẫm và giác ngộ lại các chân lý đơn giản trong những bôn ba hàng ngày; và đôi khi, tìm kiếm sự trả giá trong tâm linh cho những lỗi lầm và ngu xuẩn.
Hai bài blogs về tôn giáo đã thu hút số lượng kỷ lục những người quan tâm bình luận. Phản hồi đó cho tôi thấy một thao thức rất cao về đức tin, về an bình nội tại, về sự thăng hoa của tâm hồn. Các bạn, dù trẻ, đã rất chin chắn trong tư duy cởi mở và trong hành trình cải tiến “con người đích thực” của mình. Tôi hãnh diện với những người bạn đồng hành như vậy.
Kinh tế, chánh trị, cơn bão năm Thìn, hệ thống ngân hàng, BDS, chứng khoán…chỉ là vài cột mốc rồi sẽ bụi mờ trong con đường sự nghiệp hay kinh doanh của chúng ta. Cách này hay cách kia, đau khổ hay sung sướng, được hay mất, thành hay bại…rồi cũng qua đi trong ký ức. Nhưng những thao thức về tôn giáo hay thân phận và ý nghĩa đời mình sẽ theo chúng ta trọn đời. Sự quan tâm của các bạn đến nhu cầu trọng điểm của mọi thời đại cho mọi con người trong mọi hoàn cảnh là một minh chứng cho cái “biết” của những người trẻ (không dựa trên tuổi tác). Đất nước này còn nhiều ngọn lửa đang âm thầm cháy trong những đêm dài chờ sáng.
Tôi hứa là sẽ viết một bài “suy tư của cá nhân tôi về tôn giáo” nhưng những ngày này lại quá bận với những lình xình của tình thế, riêng và tư.  Cho tôi thêm một vài tuần. Khi trầm mình trong biển cả, có lẽ tôi sẽ tìm được cảm hứng…
Hôm nay, tôi chỉ xin lập lại lời của Joseph Campbell, “God is a metaphor for that which transcends all levels of intellectual thought”. (Thượng Đế là một ẩn dụ vượt qua mọi suy nghĩ của trí tuệ)
Alan

Nguồn: http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/chuyen-ton-giao-va-kinh-te-phan-3.html

Chủ Blog: Trước tới nay, tôi chưa hề tìm hiểu và suy nghĩ nghiêm túc về bất cứ một tôn giáo hay tín ngưỡng nào bởi vẫn nghĩ là mình tìm một niền tin của lý trí chứ không tìm một đức tin ở tôn giáo. Phải chăng đã đến lúc cần phải suy nghĩ lại điều này?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến