Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012




Hôm 30/8/2009 có đọc trên trang tin Ba Sam về đế tài: Từ chuyện buồn học sinh không thích môn Sử, tôi mail hỏi thằng con là hồi đó nó học lịch sử ở trường PTTH Mỹ như thế nào? Và đây là mail của nó về một ví dụ cụ thể:

"Tụi con được học lịch sử theo kiểu đánh giá sự kiện, chứng minh đúng sai theo từng giai đoạn lịch sử có làm project và presentation để bảo vệ luận điểm chứ học khg phải học thuộc bài theo sách giáo khoa. Vào giờ lịch sử. ông thầy Giallombardo Scott của con vào đưa ra chủ đề, nhân vật lịch sử, phân công mỗi đứa làm một project và 1 presentation để trình bày trước lớp và trước thầy, thầy là người đánh giá sự vững chắc và tính logic của từng đứa mà cho điểm.

Con ví dụ khi học World History, đến chương chiến tranh thế giới thứ II, ông thầy vào lớp đưa ra như sau:

1/ Hitler.

2/ Josep Stalin.

3/ Nhật Hoàng.

4/ Franklin D. Roosevelt.

5/ Churchill

6/ Harry S. Truman

7/ De Gaule

8/ Mussolini

Hỏi 3 câu:

1/ Những người này có vai trò và quyết sách nào đúng, nào sai trong chiến tranh thế giới thứ II?

2/ Nguyên nhân và kết quả của chiến tranh thế giới thứ II?

3/ TT Truman quyết định thả 2 quả bom nguyên tử tại hai hòn đảo đúng sai? Tại sao?

Mỗi đứa lo 1 nhân vật lịch sử. Lớp chia làm 2 nhóm đối lập soạn thảo 2 câu hỏi 2 và 3 để trình bày và debate. Hai nhóm được chia làm 2 phe: Phát xit và Đồng Minh để tranh luận.

Học rất vui, rất hấp dẫn, không cần nhớ ngày tháng năm gì cả, vì thầy bảo cái đó có trong sách nếu cần thì mở ra đọc, cái cần cho tụi con biết là quan điểm và chính sách đúng sai của từng nhân vật lịch sử cũng như nguyên nhân tại sao có những quyết định đó? Học được rất nhiều và rất thú vị. Vì chỉ 1 chương mà biết hầu hết tư tưởng của 8 vị lãnh tụ có tham gia vào tạo ra chiến tranh thế giới thứ II và những yếu tố kinh tế thời ấy tạo ra.

Nhờ đó mà kiến thức của mỗi đứa rất phong phú và đầy đủ các lĩnh vực chứ khg chỉ gói gọn trong lịch sử. Mỗi lần làm project và presentation như vậy thì ôi thôi moi cả tàng kinh các kiến thức nhân loại về các sự kiện, nhân vật lịch sử, thời gian chuẩn bị khoảng 1-2 tuần cho vấn đề, mỗi ngày đọc cũng từ 100 đến 200 trang tài liệu để thực hiện cho giờ học. Tụi con khg cần phải đúng theo sách giáo khoa, miễn sao tụi em chứng minh có logic và trung thực, có tài liệu tham khảo rõ ràng là được điểm cao. Có những ý kiến mà sách giáo khoa khg có được lấy từ internet, thư viện... để làm tài liệu tham khảo. Nhưng nếu logic và mới là được điểm cao."

p/s: Bài này con có viết trên trang web: www.svduhoc.com


Tôi thấy cách học này không những làm cho trẻ con có được critical thinking tốt mà còn làm chúng say mê thích thú môn lịch sử nữa. Một người yêu nước chân chính không thể không yêu và nắm vững sử nước nhà. Có phải vì thế mà tụi Âu Mỹ nó có nhiều phát minh đem lại cho đời tốt hơn không? Và có phải vì thế mà tuy tụi nó không ép học sinh học như ta, nhưng lòng yêu nước của dân nó rất mãnh liệt và đúng chỗ, rạch ròi không?

BS. Hồ Hải

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến