Apple tuyên bố không đúng thực tế về các dây chuyền lắp ráp, “né” thuế với thủ đoạn tinh vi, phản ứng tồi tệ trước những lời phàn nàn..
>> Steve Jobs không phải người mang thành công đầu cho Apple
>> 8 nhân vật “chóp bu” rời bỏ Apple thời hậu Steve Jobs
>> Trung Quốc thành ‘mỏ tiền’ của Apple
>> Cuối 2015 cổ phiếu Apple sẽ chạm đỉnh 2.000 USD
>> 10 việc Tim Cook đã làm được
Có nhiều lý do để căm ghét Apple. Ảnh internet
1. Thực tế dây chuyền lắp ráp không đúng như Apple “rêu rao”
Apple không phải công ty duy nhất tìm đến các nhà sản xuất hợp đồng tại châu Á như Foxconn để chế tạo sản phẩm với giá thành rẻ hơn và hiệu quả hơn, tuy nhiên, trong khi Apple luôn tự quảng cáo là một công ty Mỹ và mặt sau mỗi sản phẩm của họ đều có ghi chú “”Designed by Apple in California” (tạm dịch “thiết kế bởi Apple tại California”), phần lớn quy trình sản xuất sản phẩm lại được Apple thuê nhân công nước ngoài thực hiện.
Tương tự như vậy, Apple tự quảng cáo mình là một công ty thân thiện với môi trường, nhưng ngay cả nghiên cứu của Apple cũng phát hiện ra rằng các nhà máy sản xuất của họ ở nước ngoài không xử lý rác thải đúng quy trình. Hoặc Apple phải ngay lập tức sửa chữa những thiếu sót này, hoặc chấm dứt che dấu sự thật rằng họ không kiểm soát tốt hoạt động của các dây truyền lắp ráp sản phẩm.
2. Công ty của nền văn hóa bí mật đến đáng sợ
Apple sẽ làm mọi thứ để đảm bảo thông tin về sản phẩm mới không bị rò rỉ trước ngày ra mắt. Tác giả Adam Lashinsky của tạp chí Fortune đã “vạch trần” rất nhiều thủ thuật mà Apple sử dụng để giữ bí mật, bao gồm xây dựng tường rào theo đúng nghĩa đen, lắp đặt các loại khóa đặc biệt để bảo vệ các dự án, không tiết lộ cho nhân viên các chi tiết về sản phẩm trừ trường hợp tối cần thiết, ngay cả khi đó là dự án mà họ đang tiến hành.
3. Apple giao hàng tá bằng sáng chế cho quỷ lùn bằng sáng chế
Apple đã từng bàn giao ít nhất hàng tá bằng sáng chế cho Digitude Innovations, một quỷ lùn bằng sáng chế (patent troll) luôn sử dụng kho bằng sáng chế của họ để tấn công các công ty công nghệ khác.
Như tạp chí TechCrunch đưa tin hồi tháng 12/2011, có thể Apple chỉ giao các bằng sáng chế theo thỏa thuận với Digitude Innovations, “nhưng thậm chí nếu Digitude là người “nổ súng” trước, khó mà biện hộ cho Apple. Nếu nói rằng Apple không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giao các bằng sáng chế có giá trị cho một quỷ lùn bằng sáng chế – trong khi thừa biết họ sẽ sử dụng các bằng sáng chế đó để kiện các công ty khác – điều này thật lố bịch”.
4. Apple “né” thuế bằng một hệ thống tinh vi
Apple đã tạo ra một hệ thống tinh vi để tránh phải nộp một phần thuế tại Mỹ. Cụ thể, Apple thu thập và quản lý tiền mặt tại bang Nevada (nơi không đánh thuế doanh nghiệp) thay vì tại trụ sở chính của Apple ở California. Apple còn chuyển doanh thu và lợi nhuận sang các chi nhánh đặt tại các quốc gia có mức thuế suất thấp.
Kết quả là Apple đã “tiết kiệm” thành công khoản thuế liên bang lên tới 2 tỷ USD vào năm 2011.
5. Apple phản ứng tồi tệ trước những lời phàn nàn
Bất cứ khi nào Apple bị “ném đá” về một sản phẩm mới hay một quyết định kinh doanh, công ty thường áp dụng một trong 3 phương pháp: tỏ ra như không nghe thấy, tuyên bố lỗi sai thuộc về khách hàng; hoặc khăng khăng bảo vệ mình.
Ví dụ, khi iPhone 4 gặp vấn đề về ăng ten năm 2010, ban đầu, cố tổng giám đốc Steve Jobs đổ lỗi cho khách hàng cầm iPhone không đúng cách. Đầu năm nay, khi một số khách hàng than phiền New iPad quá nóng, Apple phản hồi bằng cách ra tuyên bố rất tự tin rằng “New iPad mang tới màn hình Retina tinh xảo” và “nếu khách hàng nào lo ngại, họ có thể liên hệ với trung tâm bảo hành AppleCare để được hỗ trợ.”
Khi thời báo The New York Times phanh phui các chiến lược né thuế của Apple, công ty này lại chống chế bằng cách kể lể rằng Apple đã có công tạo ra công ăn việc làm tại Mỹ và nhiều nước khác.
6. Apple quá “tự đề cao” vì tạo ra công ăn việc làm
Đầu năm nay, nhằm cải thiện hình ảnh trước những lời chỉ trích nặng nề về các nhà máy sản xuất ở nước ngoài, Apple đã công bố một ước tính khổng lồ về số lượng việc làm mà hãng đã tạo ra tại Mỹ. Apple bao gồm bất cứ ai có liên quan tới hoạt động của họ, thậm chí cả nhân viên chuyển phát của UPS và FedEx.
7. “Ép” khách hàng sử dụng ứng dụng độc quyền
Mới đây, tác giả Steve Kovach của tạp chí Business Insider đã than phiền là iPhone và iPad muốn “ép” người dùng phải sử dụng ứng dụng Safiri và Mail của Apple để lướt Web và kiểm tra email. Tất nhiên, bạn có thể tải về các trình duyệt và dịch vụ mail khác, nhưng Apple không cho phép bạn đặt các ứng dụng đó làm mặc định. Có thể bạn là chủ nhân của iPhone và iPad, nhưng cuối cùng, chính Apple mới là người kiểm soát thiết bị của bạn.
Theo ICTnews
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét