Rất khó để ngăn chặn hiệu quả nội dung khiêu dâm đang lan tràn trên mạng trực tuyến. Các bậc cha mẹ cần chú trọng giáo dục con cái, hơn là giao phó cho trình lọc tự động và các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
>> Mã độc: Tôn giáo nguy hiểm hơn khiêu dâm
>> Web đen lớn hơn bạn tưởng tượng rất nhiều
>> Kiểm duyệt internet tại các quốc gia
>> Internet chứa bao nhiêu nội dung khiêu dâm?
>> Mỗi phút có 2 triệu người xem phim khiêu dâm
Việc sử dụng máy tính ở những không gian chung sẽ giúp cha mẹ kiểm soát con cái dễ dàng hơn.
Khó chặn nội dung khiêu dâm một cách hiệu quả
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đem lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra không ít mối lo ngại, điển hình là hiểm họa nội dung khiêu dâm trái phép đang quá phổ biến trên mạng Internet. Một số người cho rằng, những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong hành trình số hóa cũng giống như những gì loài người trải qua trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, tuy nhiên, tình hình dường như nghiêm trọng hơn nhiều. Nội dung khiêu dâm đang lan tràn như một cơn sóng thần, trong khi chúng ta chỉ biết giơ lên những tấm biển phê phán và cảnh báo. Cộng đồng liên tục than phiền về các nhà cung cấp nội dung khiêu dâm, đồng thời lên án những người truy cập. Chính phủ nhiều nước đang yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải hành động, cụ thể là cho khách hàng quyền lựa chọn chặn các nội dung khiêu dâm khi đăng ký dịch vụ. Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia công nghệ phải thừa nhận là dường như không thể chặn nội dung khiêu dâm một cách hiệu quả. Về cơ bản, các trình lọc sẽ tự động chặn những nội dung bị coi là khiêu dâm dựa trên từ khóa và hình ảnh, tuy nhiên, điều này sẽ kéo theo một số trang web hợp pháp cũng bị chặn. Giả sử các trình lọc có đủ thông minh và nhạy cảm để phân biệt các nội dung hợp pháp và bất hợp pháp đi chăng nữa, một đứa trẻ 15 tuổi vẫn có thể dễ dàng vượt qua rào cản của nhà cung cấp Internet, bằng cách gõ từ khóa “cách khắc phục sự cố bị chặn” lên Google. Sẽ có cả một cộng đồng trên các diễn đàn, những kẻ phát tán nội dung đen.. hỗ trợ bọn trẻ.
Đây là một vấn đề nóng gây bức xúc, nhưng bao trùm nó còn có cả một câu hỏi hóc búa lớn hơn: Không thể áp dụng các quy tắc đời thực vào thế giới Internet. Cách đây vài năm, cụm từ “cuộc sống ảo” chỉ có ý nghĩa với số ít những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng hiện nay, số người tham gia và hòa nhập vào mang Internet ngày càng tăng. Khi mạng Internet được sử dụng nhiều và rộng khắp, mỗi cá nhân có xu hướng đồng thời sống ở cả hai thế giới thực và ảo. Hai thế giới này có những bản chất trái ngược nhau: Thế giới thực có biên giới, thế giới ảo thì không; ở ngoài đời thật, một người thường phải trả tiền để mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ, trên mạng Internet quá trình này dễ bị bỏ qua, trong một số trường hợp là không cần thiết; ngoài đời thực, bạn là một cá nhân hữu hình và dễ bị chê cười nếu không tuân theo các quy tắc ứng xử xã hội, nhưng trên mạng Internet, bạn có thể giấu tên và giao tiếp theo cách mình thích với những người không quen biết thậm chí ở bên kia địa cầu.
Vì những lý do trên, tất cả các khuôn khổ pháp lý, văn hóa và chính trị được thiết kế để hoạt động ngoài đời thực không có mấy hiệu quả trong thế giới ảo – một thực tế được chứng minh rõ ràng với vấn đề khiêu dâm.
Hãy giáo dục trẻ trước tiên
Trong khi quá nhiều bậc phụ huynh loay hoay tìm cách áp dụng các trình lọc cho mạng Internet, giải pháp có khả năng thành công cao hơn và triệt để hơn là giáo dục trẻ.
Tác giả Charles Arthur của thời báo Guardian (Anh) cho rằng, phụ huynh không nên trông chờ quá nhiều vào các trình lọc, cũng như giao hết nhiệm vụ cho các nhà cung cấp Internet. Ông ngạc nhiên khi thấy quá nhiều bậc cha mẹ để cho con cái đặt tivi hoặc máy tính trong phòng ngủ. Arthur cho rằng, cha mẹ nên chia sẻ việc sử dụng tivi và máy tính với con cái, và những thiết bị này nên được đặt ở không gian chung trong căn nhà. Ví dụ như, xem tivi cùng nhau sẽ cho gia đình cơ hội thảo luận trong lúc cùng xem, còn việc sử dụng máy tính ở những không gian chung sẽ giúp cha mẹ kiểm soát con cái dễ dàng hơn.
Theo ICTnews
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét