Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012






I. Dữ liệu:
1. Theo Cafef.vn thì thông tin chi tiết về Bầu Kiên như sau:
Tên
Nguyễn Đức Kiên
Sinh năm
1964
Nguyên quán
Hà Bắc
Nơi sinh
Gia Lâm, Hà Nội
Cư trú
Ngõ 27 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội
Trình độ
- Cử nhân - Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng
- Học viên - Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê - Hungary

Tổ chức
Thời gian bổ nhiệm


2008


Công ty Thể thao ACB



Công ty Thiên Nam



Công ty Cổ phần du lịch Chợ Lớn








CỔ PHIẾU ĐANG NẮM GIỮ
Mã CP
Số lượng
Tỉ lệ
Tính đến ngày
* Giá trị (tỷ VNĐ)
35,167,245
03.75%
26/11/2010
763.1

CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
Họ và tên
Quan hệ
Cổ phiếu
Số lượng
Tính đến ngày
* Giá trị (tỷ VNĐ)
Nguyễn Đức Cương
Em trai
170,481
26/11/2010
3.7
Nguyễn Thùy Hương
Em gái
8,699,750
26/11/2010
188.8
Nguyễn Thúy Lan
Em gái
8,699,750
26/11/2010
188.8
Đặng Ngọc Lan
Vợ
38,512,975
26/11/2010
835.7
(*) Tính theo giá cập nhật đến 24/08/2012

2. Trang Infonet.vn mô tả tiền của Bầu Kiên như sau:

Tính đến ngày 21.8.2012, riêng với cổ phần ở ACB, ông Kiên đứng thứ 17 trong 200 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chưa kể khối lượng tiền vốn khổng lồ định danh bầu Kiên trong hàng loạt những ngân hàng, DN đình đám như Eximbank, KFC, Thiên Minh, Caltex...
Theo một thống kê, giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.
Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.
Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng ông Kiên và 3 em của ông Kiên nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.
Giả sử tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ có trị giá hơn 1.900 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong top 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Không chỉ giữ chức vụ lớn trong Ngân hàng ACB, Bầu Kiên còn có “chân” trong rất nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam. Thực sự thì cũng không nhiều người biết “bầu” Kiên nắm bao nhiêu ngân hàng cho đến khi chính ông này tiết lộ bí mật là “cổ đông chính” của Ngân hàng Eximbank- đối tác đã tài trợ hàng năm cho V.League 30 tỷ đồng. Và cũng chính bầu Kiên tiết lộ là có cổ phần của Kienlong Bank- nhà tài trợ của đội Kienlong Bank- Kiên Giang mới lên V.League.
Theo nhiều đồn đoán thì Ngân hàng Kiên Long do ông bầu HN.ACB Nguyễn Đức Kiên và ông bầu HPHN Trần Đình Long (đứng thứ 4 trong số 100 người giàu nhất Việt Nam 2010 với tài sản là gần 3000 tỷ đồng) thành lập, cái tên Kiên Long là chắp tên 2 đại gia Kiên và Long?
Ngân hàng ACB có đầu tư vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Vietbank, Đại Á… và các nhân vật chủ chốt của ACB như ông Kiên cũng có thể có cổ phần tại các ngân hàng này.
Không chỉ là “trùm ngân hàng, ông Kiên còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như du lịch, may mặc. Có thể liệt kê ra những ngân hàng và công ty ông Nguyễn Đức Kiên có cổ phần và chức vị lớn như: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn (cùng ông Phạm Trung Cang), thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh… Trong đó, công ty Thiên Minh được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria vào đầu năm 2011.
Vì là “trùm” ngân hàng, khối lượng tài sản của ông Nguyễn Đức Kiên hầu như không đong đếm được và cũng chưa ai tiết lộ con số thật nằm trong tay ông.
Có cổ phần tại hàng chục công ty, ngân hàng nhưng nguyên nhân khiến lệnh bắt đến với bầu Kiên vài ngày trước đây lại gắn với 3 công ty đều do vị đại gia này làm Chủ tịch HĐQT. Và nguyên nhân cũng khá đơn giản theo Bộ Công an là có đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại 3 công ty này: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Theo đăng ký, 3 công ty này có tổng vốn điều lệ 2.300 tỷ đồng, cùng hoạt động liên quan đến bất động sản, du lịch và vàng bạc đá quý. Trong danh sách các cổ đông sáng lập của từng công ty, ông Kiên trực tiếp hoặc gián tiếp nắm cổ phần lớn nhất.
Tính theo thời giá ngày 21.8, số cổ phiếu ông Kiên nắm giữ ở ACB vào khoảng 911 tỉ đồng, còn bà vợ ông Kiên nắm trong tay 997 tỉ đồng. Theo cafef.vn tính đến ngày 21.8.2012, chỉ tính cổ phần ở ACB, ông Kiên đứng thứ 17 trong 200 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chưa kể những tài sản phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của ông cũng là những con số tính tiền tỷ như biệt thự 500m2 tại ngõ 27 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, siêu xe Bentley...
Dù khó có thể thống kê đủ và chuẩn xác mức độ giàu có của bầu Kiên thông qua vốn sở hữu chính danh và những người thân của ông đứng tên, song chỉ chứng kiến sự sụt giảm của hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ sau 3 ngày bầu Kiên bị tạm giam, dư bán chất đống, VN Index thủng mốc 400 điểm đủ thấy sức chi phối càn quét của đồng tiền và danh tiếng của ông này đối với thị trường tài chính, tiền tệ.
Nguồn:http://infonet.vn/doanh-nghiep/ba-u-kien-thuc-su-co-bao-nhieu-tie-n/a27208.html

3. Theo trang Phamvietdao2.blogspot.com về một phi vụ làm ăn của Bầu Kiên như sau:

Quan làm báo vừa kể về một phi vụ làm ăn chụp giật của Bầu Kiên:” Bầu Kiên đã bán khống 700.000 lượng vàng tương đương 24.000 tỷ đồng mang gởi tiết kiệm lãi suất 22% để kiếm lời”; Vụ này diễn giải nôm na như sau: Bầu Kiên lấy “vàng giấy” để mượn 24.000 tỷ đồng tiền của Eximbank rồi đem tiền này đi gửi tiết kiệm; Nhưng không may cho bầu Kiên, thị trường vàng tăng thêm 7-8 triệu đ/lạng nên vụ kinh doanh mượn vàng lấy tiền gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao đã cháy túi, hụt hơi; kết cục là nếu đem tiền lãi do gửi tiết kiệm trở lại mua vàng hoàn trả thì  lỗ mất 9000 tỷ; theo Quan làm báo thì Eximbank đang méo mặt vì vụ liên doanh cho Bầu Kiên vay tiền này...
H.X.Ô.

II. Nhận xét
Theo dữ liệu 1 và 2 ta tạm ước lượng số tiền mà Bầu Kiên và người thân của ông đang nắm giữ khoảng từ 4 đến 5 ngàn tỷ đồng tương ứng khoảng 200 đến 250 triệu usd. Nếu dữ liệu 3 là chính xác thì nguyên phi vụ này Bầu Kiên đã thua lỗ 9.000 tỷ đồng tương ứng khoảng 450 triệu usd gấp đôi số tiền gia đình ông hiện đang nắm giữ.
Vậy vẫn theo giả thiết này thì ta có thể kết luận là sau khi bị bắt Bầu Kiên ngủ ngon giấc hơn là trước khi bị bắt.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến