Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

1 – Clone là một chiến lược thành công

Clone vừa làm dễ thực hiện, vừa dễ thành công. Copy nguyên vẹn từ các chức năng cơ bản, thiết kế, mầu sắc, cho tới phương thức marketing, cách thức phát triển và cho tới mô hình kinh doanh của một web Mỹ, Trung, Hàn vừa đỡ tốn công sức phát triển, vừa tiết kiệm thời gian. Những gì đã thành công ở nơi khác là đã trải qua thử nghiệm, cân nhắc, suy nghĩ của nhiều cao thủ khác. Vậy tại sao không “tận dụng sức người khác” và copy thật nhanh, Việt hóa và sử dụng thế mạnh marketing của mình để nhanh chóng thành công? Nhiều và rất nhiều người đã chọn con đường này, thực tế cho tháy nó mang lại cho họ sự tự tin, thành công nhanh và những kết quả rực rỡ.

2 – Người Việt thích clone

Người làm web Việt thích clone. Họ clone trực tiếp từ Mỹ, Hàn. Họ clone lại từ clone Tầu. Họ clone lại từ các clone Việt. Họ clone lại những gì người Việt khác sang tạo ra. Bạn có thể quan sát thấy các website thành công trên các lĩnh vực báo điện tử, MXH, game, âm nhạc, mobile, diễn đàn sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm nỗ lực clone, điều mà hiếm khi thấy ở Mỹ và thường xuyên thấy ở China. Từ đội quân clone này xuất hiện nhiều người chiến thắng, từ kinh nghiệm clone này, lại phát sinh clone khác. Thật là một chiến lược tốt và dễ dàng xuất phát.

Người dùng Việt thích tán tụng clone. Câu chuyện của họ thường là: ai clone nhanh hơn, ai clone giỏi hơn, ai clone thành công hơn. Lập luận khen ngợi của họ thường là clone với phong cách Việt (dù không ai nói rõ được phong cách Việt là gì), khẩu hiệu của họ thường là người Việt ủng hộ sản phẩm người Việt. Ngược lại với văn hóa phương Tây khi mà bạn thường tìm thấy lợi ngợi khen dựa trên khác biệt, thì hiếm khi bạn tìm thấy các lời tán thưởng cho các ý tưởng độc đáo, đi trước, khác lạ. Công chúng yêu thích sự đơn giản và dễ hiểu, cái gì giống cái đã đi trước luôn đơn giản và dễ hiểu.

Báo chí Việt thích viết về các clone. Đánh nhau với một người khổng lồ, dù bằng cách clone lại họ dẫu sao vẫn là một câu chuyện thú vị, dễ viết, không cần  nhiều chiều sâu. So sánh sự khác biệt tinh tế làm gì cho vất vả, nếu bạn chỉ cần sử dụng vài số liệu bề ngoài, nhất là khi so sánh với những gì ai cũng hiểu quả là một việc nhẹ nhàng, lại dễ kiếm pageview

3 – Một thiểu số người Việt không thích clone

Clone mang lại các sản phẩm Việt cạnh tranh thành công với nước ngoài, mang lại doanh thu/thành công, sự thỏa mãn của người chiến thắng, lợi ích cho người sử dụng, tạo ra câu chuyện cho báo chí và công chúng. Clone tuyệt vời và hữu ích như thế, vậy mà vẫn có một thiểu số nhỏ không chịu hòa mình vào dòng nước, bằng lòng với những sáng tạo nho nhỏ, kiên trì với lối nghĩ riêng, ngèo nàn với những thất bại lớn hoặc thành công tí tẹo. Vậy nguồn động lực nào giúp các innovators này tiếp tục kiên trì? Có thể là sự cố chấp, có thể đó là cảm giác sung sướng khi nhìn thành phẩm của riêng mình, có thể đó là ý thích tìm kiếm sự khác biệt, có thể đó là mong muốn thay đổi thế giới dù là nhỏ nhất, có thể đó là thói quen thích đào sâu tư duy và hiểu biết.

Nhiều người chọn clone, một số người chọn sáng tạo, vậy đâu là sự động lực chính bên trong thúc đẩy họ lựa chọn con đường? Theo tôi đó văn hoá, là các giá trị cuộc sống và xã hội mà mỗi người lựa chọn.

Văn hóa clone và văn hóa sáng tạo khác biệt nhau lớn nhất ở các giá trị nào? Theo tôi

- Clones – trọng thành công và sự dễ dàng
- Innovators – trọng khác biệt và cảm giác tự mình

Tại thời điểm này tỷ số giữa Clone vs Sáng tạo là 10-1.

p/s: clone trong bài viết này hàm ý copy gần như nguyên vẹn, khác với bắt chước. Sáng tạo (Innovation) không mang hàm ý phát kiến (invention) những thứ hoàn toàn mới



Link to full article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến