Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Ước tính, doanh thu của màn hình OLED toàn cầu sẽ đạt khoảng 44 tỷ USD vào năm 2019, tăng hơn 10 lần so với năm 2011 – thời gian đầu tiên “phổ cập” loại công nghệ hiển thị quang điện hữu cơ này.

>> Chi phí sản xuất TV OLED đắt hơn LCD 8 đến 10 lần
>> 2016: Sản lượng màn hình OLED sẽ tăng gấp 10 lần
>> 60% thị phần TV LED toàn cầu thuộc về Samsung
>> Giá TV LCD không có biến động trong nửa sau 2012
>> Thị trường LCD: Samsung thăng hoa, Sony thất bát

Chi phí đầu vào giảm sẽ là động cơ giúp thị trường OLED tăng trưởng mạnh

Chi phí đầu vào giảm sẽ là động cơ giúp thị trường OLED tăng trưởng mạnh

Hãng nghiên cứu Display Search cho biết thị trường OLED toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào những năm sắp tới trên diện rộng với da dạng loại màn hình từ nhỏ và vừa hay lớn dành cho cả điện thoại, máy tính bảng, thiết bị chơi game đến TV.

Ước tính thị trường OLED toàn cầu sẽ tăng trưởng hơn 240 triệu màn hình các loại trong năm 2012, tăng 128% so với năm 2011 nhưng doanh thu chỉ đạt 5.93 tỷ đô la Mỹ (chỉ tăng 102% so với năm ngoái) do giá thành sản xuất loại màn hình này đã giảm xuống mạnh mẽ, đặc biệt là cỡ nhỏ và vừa dành cho thiết bị di động. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa các model OLED TV trong thời gian tới khi mặt bằng chi phí sản xuất đang dần “hạ nhiệt”.

Tốc độ tăng trưởng của thị trường OLED đang dựa chủ yếu vào sự tăng trưởng của các thiết bị di động và TV với sự phân chia rõ ràng. Trong năm 2011, các màn hình OLED nhỏ hơn 5” đạt doanh số hơn 19 triệu bản, trong khi năm 2012 tăng mạnh mẽ hơn 150 triệu bản.

Các màn hình cỡ lớn dành cho HDTV cũng đang trên đà tăng trưởng, bắt đầu từ năm 2007, Sony ra mắt mẫu TV OLED ma trận động 11” đầu tiên, sau đó là các model 17” và 25” vào năm 2011. Trong khi đó, năm 2009, LG cũng giới thiệu tới thị trường model 15” và đặc biệt đánh dấu sự phát triển vượt bậc là mẫu OLED TV 55” xuất hiện lần đầu tại CES 2012 vừa qua cùng với Samsung.

Hiện tại, OLED TV là một trong những hy vọng lớn của ngành công nghiệp truyền hình đang bước vào giai đoạn bão hòa. Các nhà sản xuất HDTV đã phải bỏ ra rất nhiều tiền cho công nghệ này, đặc biệt là nghiên cứu phát triển trên những màn hình cỡ lớn.

Trong 3 năm tới sẽ có 10 nhà máy chuyên sản xuất màn hình OLED được mở mới hoặc nâng cấp lên. Tất cả đều được đặt tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Với đà phát triển chóng mặt các dây chuyền sản xuất như trên, Colergrove – nhà phân tích thị trường của Display Search – cho rằng thị trường OLED TV sẽ tăng trưởng nhanh chóng sau năm 2015. Do đó, với sự đóng góp của OLED TV, Display Search ước tính thị trường OLED toàn cầu sẽ đạt doanh thu 44 tỷ USD vào năm 2019 trong khi năm 2018 trước đó chỉ đạt 6.3 tỷ.

Về sản lượng OLED, trước đó không lâu, hãng phân tích này cũng cho biết thị trường sẽ tăng gấp 10 lần vào năm 2016, tương đương với 22 triệu m2 màn hình cho dù tại thời điểm đó màn hình OLED cỡ lớn vẫn đắt hơn rất nhiều so với màn hình tinh thể lỏng cùng cỡ.

Ngay cả khi một màn hình OLED TV được phát triển hoàn thiện thì chúng cũng tồn tại cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm như tiết kiệm điện năng, siêu mỏng (độ dày tấm nền hiển thị chỉ đạt 0.05mm), góc xem rộng, gam màu tốt hơn hay thời gian đáp ứng nhanh (tính trên phần triệu của giây) hoặc không có hiện tượng nhòe hình…thì chỉ duy nhất có một trở ngại lớn với màn hình OLEDTV là giá thành còn quá cao trong khi năng lực sản xuất còn thấp. Điều đó có nghĩa, nếu như các nhà sản xuất OLED TV giải quyết được các vấn đề về chi phí đầu vào, rất có thể chúng sẽ tạo nên một “hiện tượng” mới trong lĩnh vực truyền hình.

Theo Điện Tử Tiêu Dùng


Link to full article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến