Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Nhà máy sản xuất vi mạch cung cấp cho thị trường trong ngoài nước, tạo ra nguồn lực chất lượng cao và kiếm tiền từ thiết kế vi mạch…

>> ‘Nhiều người sợ ứng dụng CNTT vào giáo dục’
>> Việt Nam vào top 20 quốc gia có nhiều người dùng Internet nhất
>> Năm nay, Việt Nam sẽ đạt 1/3 dân số sử dụng Internet
>> Việt Nam sẽ có “siêu xa lộ thông tin” vào năm 2020
>> Xuất khẩu phần mềm: “Bám chắc” Nhật, “kết thân” châu Á

TP HCM vừa giới thiệu Chương trình phát triển vi mạch của mình đến năm 2020. Chương trình này gồm nhiều đề án được phát triển cùng lúc bắt đầu từ năm 2013 đến 2020 với mục tiêu đến sau năm 2017, thành phố sẽ bắt đầu có được những nguồn thu từ chương trình này.

Đại diện Sở Thông tin Truyền thông vừa công bố về chương trình phát triển vi mạch trong Hội nghị Quốc tế về công nghệ vi mạch diễn ra tại TP HCM từ 22 đến 24/8. Khoảng 5 năm nữa, ngành vi mạch sẽ có 120-150 triệu USD một năm, ươm tạo được 30 doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực này, đào tạo được 2.000 kỹ sư, thu hút đầu tư ít nhất từ 5 tập đoàn đa quốc gia…

Theo đó, nguồn thu trên được dự kiến bao gồm nhiều hạng mục. Đầu tiên là nguồn lợi từ nhà máy sản xuất vi mạch do Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn quản lý và vận hành. Dự kiến giai đoạn đầu nhà máy này sẽ sản xuất khoảng 1,8 tỷ chip một năm, sau đó nâng lên gấp đôi hiệu suất.

Thiết kế vi mạch mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Ảnh: Kiên Cường.

Thiết kế vi mạch mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Ảnh: Kiên Cường.

Thứ hai, khi ngành này phát triển, đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong nước sẽ được dễ dàng cung cấp cho các công ty nước ngoài có nhu cầu. Nếu đúng theo dự báo, khi chương trình được triển khai sẽ tạo ra hàng nghìn công việc với mức lương lên đến 500 USD một tháng một người.

Ngoài ra, phát triển vi mạch cũng đồng thời ươm tạo các công ty công nghệ vi mạch trong nước. Các trường đại học cũng sẽ không đứng ngoài xu thế chung này và sẽ tham gia vào đào tạo, phát triển nhân lực.

Đặc biệt, đề án là nền tảng tạo ra những sản phẩm có ứng dụng thực tiễn để Việt Nam tự thiết kế và sản xuất thử nghiệm vi mạch, kinh doanh lõi IP, định hướng thay thế các chip nước ngoài bằng sản phẩm “made in Việt Nam”.

Theo VnExpress

Xuất khẩu phần mềm: “Bám chắc” Nhật, “kết thân” châu Á


Link to full article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến