Ồ, quá nổi tiếng rồi, khỏi giới thiệu nha.
Nem chua Thanh hóa
Ồ, quá quen thuộc rồi, thôi khỏi phải giới thiệu
Bánh răng bừa - Đặc sản làng quê Thanh Hoá
Những ngày Tết nguyên đán, Tết Đoan ngọ, rằm tháng Bảy, các lễ tục, ngày giỗ … trong nhà mỗi gia đình ở làng quê Thanh Hoá không thể thiếu bánh răng bừa, hay còn gọi là bánh lá. Bên mâm cỗ đầy nhiều thức ăn ngon, có thêm đĩa bánh răng bừa chưa bóc lá, bốc khói nóng sốt, dậy mùi thơm của hành mỡ. Và sau khi cúng xong, hạ cỗ xuống ăn, vừa ăn vừa bóc lá, thật không gì thú vị hơn.
Nguyên vật liệu của bánh răng bừa không có gì đặc biệt. Gạo tẻ xay thành bột, thường là xay cả nước, nếu bột khô thì phải pha nước vừa đủ, đặt lên bếp nao, tức là đảo đũa liên tục sao cho không bị vón cục, không lỏi, không quá chín. Đến khi bột đặc sền sệt thì bắc ra. Lá gói bánh thường là lá dong hoặc lá chuối tươi đã được hơ lửa cho khỏi rách. Nhân bánh là nhân hành, thịt băm, cũng có khi thêm ít lát cùi dừa. Nếu là bánh lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân làm bằng lạc. Bánh gói nhỏ bằng ngón tay trỏ, nhỏ như răng bừa. Sau đó đem đồ hoặc luộc. Loại bánh răng bừa có kỹ thuật cao là loại bánh có bột nhỏ, mịn, thơm, ăn dẻo và ngon. Ngày Tết hoặc ngày lễ, các gia đình còn ngầm thi nhau làm bánh răng bừa với tất cả những ngón nghề, những kinh nghiệm và cũng là dịp trổ tài của các bà, các chị trong công việc nội trợ, gia chánh.
Bánh gai tứ trụ - Thọ Xuân Thanh Hoá
Bánh gai Tứ Trụ có một mùi vị đặc trưng thật lạ. Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu. Lá gai khô sau khi làm sạch phải đem luộc chín, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi giã thật nhuyễn. Đem bột lá gai giã nhỏ trộn đều với bột gạo nếp và mật mía, tạo thành một thứ bột dẻo mịn có màu nâu đen, sáng bóng.
Sau đó, đem gói trong lớp lá chuối khô, ở giữa là nhân tổng hợp với chủ yếu là bột đậu xanh, thêm chút cùi dừa, thịt nạc và hành nướng. Ngoài ra còn cho thêm vài giọt dầu chuối để bánh có mùi vị hấp dẫn. Bánh sau khi gói xong đem hấp trong khoảng một giờ là có thể thưởng thức được
Canh lá đắng món ăn dân dã - Miền núi xứ Thanh
Lá đắng như chính tên gọi có vị đắng đặc trưng nên có nơi còn gọi là lá mật vịt. Cây đắng vốn là một loại cây rừng, thường mọc ở khe núi, ven rừng, khi trở thành một thứ rau ngon, người dân một số địa phương vùng núi, vùng bán sơn địa đã đưa về trồng trên nương rẫy hay ở vườn nhà. Cây lá đắng phát triển mạnh nhất trong mùa mưa và giữ được gốc qua các mùa đông rét, xuân sang cây lá phát triển nhanh và gần như cho lá xanh tốt quanh năm. Theo kinh nghiệm của mẹ tôi, những lá mỏng, non, có răng cưa sẽ đem lại vị đắng đậm hơn là những là già đã có màu thẫm lục .
Nấu canh lá đắng với thịt thật không cầu kỳ, cách chế biến của người dân các tỉnh vùng núi miền Trung khá là giống nhau. Cũng là thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ bỏ da băm nhỏ, ướp gia vị gồm có mẻ đánh nhuyễn, sả, mắm tôm và ớt tiêu chừng mười lăm phút rồi phi thơm hành tỏi và đảo nhanh tay hỗn hợp trên cho ngấm gia vị. Sau đó, cho một bát nước (uớc lượng vừa ăn như nấu canh thông thường). Nồi canh sôi lên thì cho lá đắng đã rửa sạch và thái chỉ vào chờ cho sôi lại chừng ba phút thì bắc ra dùng nóng. Với những người thưởng thức lần đầu, sẽ có cảm giác đắng ngắt nơi cổ hỏng, nhưng một hai thìa canh sau đó sẽ vị bùi, thơm, ngon, ngọt rất đặc biệt.
Một điều đặc biệt là, lá đắng không chỉ ăn tươi, mà còn có thể đem phơi khô, bảo quản cho khỏi mốc, ẩm để đến lúc nào cần dùng thì đem ra rửa sạch rồi nấu như mọi thứ canh rau khác. Đó không chỉ là thứ rau dùng để chế biến món ăn lạ miệng, mà còn được xem như một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh đường ruột, chống đầy hơi, tiêu mỡ và giải rượu.
Bánh tráng - cùi dừa (Món ăn nhớ đời của miền quê Hoằng Hóa Thanh Hóa)
Trong kho tàng văn học dân gian huyện Hoằng Hóa - một huyện trồng nhiều dừa nhất ở Xứ Thanh, còn in đậm câu tục ngữ:
Chồng đánh không chừa cùi dừa bánh tráng
Chồng đánh không chừa cùi dừa bánh tráng
Chồng đánh đà đáng bánh tráng cùi dừa.
Để nói về thứ đặc sản ngon hấp dẫn đến khó lòng cưỡng lại của thú ăn bánh tráng - cùi dừa.
Bánh tráng là tên gọi của loại bánh - gọi theo cách thức làm ra bánh. Nghĩa là thứ bánh dùng gạo tẻ xay nhuyễn có độ chua vừa phải tráng trên bề mặt của một lớp vải và được ủ chín bằng hơi nóng của nước rồi được đem đặt lên những tấm trành phơi cho kỳ khô, xếp lại thành chồng để nướng ăn dần hoặc đem bán ở các chợ quê. Ở Thanh Hóa chợ nào cũng bán bánh tráng, bánh bán quanh năm chẳng cứ buổi chợ thường hay buổi chợ phiên. Người thường dân hay bậc thức giả, già trẻ gái trai đều ăn, trẻ con thì chúa là thích loại bánh này, lứa tuổi thơ đều mong ngóng mẹ đi chợ về để được ăn bánh tráng.
Bánh Tráng (Bánh đa- cách gọi người ngoài Bắc; Bánh khô- cách gọi của người Nghệ An). “Đa” từ Hán có nghĩa là nhiều, gọi hàm ý làm nhiều lần mới thành: nào tráng chín, nào phơi khô, rồi còn phải quạt cho chín mới ăn được. Họ hàng của loại bánh này còn có bánh phở, bánh canh, bánh dẻo, bánh đa nem. Đều là gọi theo cách làm bánh, đặc điểm của chúng và cả mục đích sử dụng. Các loại bánh này chỉ khác nhau ở độ đặc loãng, độ chua của bột nước, ở cách tráng mỏng hay dày để dùng ăn ngay hay để làm nguyên liệu nấu ăn, hoặc dự trữ.
Ở Việt Nam không có người nào là không biết bánh tráng, trừ một số nơi miền núi, còn ở đồng bằng, thì hầu như là không ai không được một lần ăn thứ bánh này. Vì ở đâu mà chẳng có lúa gạo, mà có lúa gạo thì tất có bánh tráng. Tương truyền vua chúa cũng rất thích bánh tráng. Hoàng đế Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đến Sầm Sơn nghỉ dưỡng hay ăn bánh tráng kẹp cá nục nướng. Bánh tráng ăn kèm với thức gì cũng hợp, ăn kèm với thứ này thứ kia là do tập quán và thói quen. Ăn bánh tráng với lòng lợn tiết canh, thịt dê thịt chó, cá nướng cá gỏi, mực xào, nem nướng, nạm bò, nộm măng nham chuối. Có thể ăn bánh với cháo lươn, cháo cá, phở. Bạn bè anh em ngồi chuyện trò thù tạc với nhau dùng bánh tráng chấm nước mắm ớt, uống rượu sẽ thêm phần hào hứng thú vị. Đến như ăn mít thứ mít dai mà có bánh tráng kẹp vào thì thật tuyệt. Ngày giỗ chạp hội hè có thêm những chiếc bánh tráng để nhắm rượu thì thật rôm rả thi vị, cảm tưởng thiếu đi âm thanh dòn xốp, mồm nhai tai nghe thiếu đi vị bùi béo thơm của bánh tráng thì bữa tiệc sẽ kém phần vui vẻ thịnh soạn.
Một trong những món ăn kèm được dân gian ca ngợi là: bánh tráng- cùi dừa.
Thanh Hóa là đất lắm dừa trên miền Bắc, huyện Hoằng Hóa là huyện nhiều dừa nhất Thanh Hóa. Nên đến nay còn tồn tại hàng loạt câu tục ngữ nói về dừa:
- Thiếu đất trồng dừa, thừa đất trồng cau.
- Tay ôm, đít nắc, mắt ngó buồng.
- Dừa làng Nghĩa mía làng Tào.
- Đầu tròn trùng trục, đuôi dài lê thê khắp chợ cùng quê đâu đâu cũng có (cái gáo Dừa).
Xã xã, thôn thôn, nhà nhà trồng dừa. Dừa trồng ở quanh tường rào, bờ ao bờ mương đường đi. Con đường quê ở Hoằng Hóa thường rợp mát bóng dừa, ngày nay ở đầu huyện Hoằng Hóa có hẳn một phố bán dừa tươi, dừa khô dừa cây, nhân dân quen gọi là phố dừa. Dừa cung cấp cho khu nghỉ mát Sầm Sơn, dừa đi ngược trong Nam ngoài Bắc.
Thứ dừa để lấy cùi ăn với bánh tráng là thứ dừa mùa, cùi dày ngọt đậm béo bùi. Người sành ăn cùi dừa chọn thứ dừa có mắt sâu bên ngoài vỏ, mình tròn đều bổ ra thì sọ mới to cùi mới dày. Cùi dừa (miền Nam gọi là cơm dừa) có quả dừa cùi dày hàng đốt ngón tay cùi trắng, ngậm nước, ngọt giòn. Lấy cùi dừa kẹp với bánh tráng ăn sẽ cảm nhận hết thú ẩm thực dân dã thôn quê. Bánh tráng có vị xốp giòn, thơm của vừng quện với vị béo giòn ngọt đậm của cùi dừa mồm nhai tai nghe ăn vào nhớ đến già.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét