Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

BLOG CỦA PAULO T NGUYEN NGÀY THỨ HAI 27/8/2012

Trong giai đoạn khủng hoảng kỳ đầu của giai đoạn đổi mới (1997 – 2000) ở Việt Nam pha trộn sự khủng hoảng tài chính của một số nước Châu Á. Công ty Minh Phụng – EPCO bị điều tra và Tăng Minh Phụng bị bắt truy tố về tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm đó, một doanh nghiệp chỉ được vay vốn không quá 10% vốn tự có, để có thể được vay vốn, Minh Phụng đã thành lập hàng loạt công ty con, câu kết với các quan chức ngân hàng sử dụng trên 40 pháp nhân để vay vốn. Tính đến khi xảy ra vụ án, Minh Phụng đã thực hiện trên 600 hợp đồng tín dụng với 7 ngân hàng, với tổng dư nợ hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD.

 

Khủng hoảng tài chính năm 2012 với việc đóng băng thị trường bất động sản và nợ xấu giữa liên ngân hàng kèm theo đó là tình trạng bất ổn trong nội bộ đảng. Việc lợi dụng các chính sách điều chỉnh để thâu tóm lẫn nhau trên thị trường tài chính mà dư luận mới đây cho rằng, người đứng đằng sau là ông Nguyễn Đức Kiên,
một trong những người giàu nhất Việt Nam và là cổ đông của rất nhiều ngân hàng hiện nay.
Sự việc ông bị bắt vào ngày 20/8 sau khi trả lời báo giới đã làm chấn động dư luận. Theo Trung tướng Phan Văn Vĩnh thì lý do ông bị bắt là “kinh doanh trái phép”, và chúng ta sẽ chờ xem diễn biến sau đó sẽ thế nào.
Nhưng ở đây có một sự trùng hợp là các “đại gia” bị bắt vào thời điểm có khủng hoảng về kinh tế, điều đó cho thấy rằng sự nghiệp kinh doanh ở Việt Nam giống như việc “xây nhà trên cát”, có thể sụp đổ rất nhanh khi có một sự rung động, nó có thể đến từ bất ổn nội bộ hay từ một chính sách có lợi cho phe nhóm.
Đất nước hiện nay vẫn duy trì nền kinh tế ngoài luồng, một doanh nghiệp bình thường muốn kinh doanh có lãi phải dựa vào kẻ hở của pháp luật, và điều đó trở thành sự trói buộc họ vào guồng máy của cơ chế, một guồng máy được điều hành dựa trên sự sai trái của tất cả mọi người.
Khi một cơ chế mà sự phân phối thu nhập dựa vào yếu tố “xã giao” thì sự thành công về mặt vật chất chứa đựng nhiều bất công và may rủi. Nó tạo ra một hệ thống quản lý dựa trên cái sai của mỗi người. Ai cũng được đóng một “phốt” nhận dạng riêng cho mình, và mặc nhiên chúng ta trở thành nô lệ, một phạm nhân của cơ chế bất công với một bản án có sẵn treo lơ lửng.
John Stuart Mill nói: “Thà làm con người không mãn nguyện còn hơn trở thành một con lợn thỏa mãn; thà làm Socrates không mãn nguyện còn hơn trở thành một kẻ ngốc thỏa mãn. Và nếu kẻ ngốc , hoặc con lợn có ý kiến khác, đó là bởi vì chúng chỉ biết ý kiến của riêng mình”
Thực tế là chúng ta không thể thay đổi quá khứ, cũng không thể thay đổi được hiện tại và chúng ta cũng không thể thay đổi người khác. Điều chúng ta có thể thay đổi chính là thái độ của mình. Nếu chúng ta tiếp tục chấp nhận thỏa hiệp với sự sai trái để thỏa mãn mục đích cá nhân thì cũng giống như một con lợn sẽ bị thịt bất cứ lúc nào
PAULO NGUYỄN
 http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/xy-nh-trn-ct.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến