“Trong tư duy của người Việt, con số bốn mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn. Việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất. Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù nào đó. Có thể thấy rằng mọi cơ cấu giá trị vật chất tinh thần nhiều khi được bắt đầu bằng “bộ tứ”” (TS Nguyễn Xuân Diện).
Trong tín ngưỡng Việt Nam vốn đa tôn giáo, tín ngưỡng được người Việt khái quát hóa bằng những “bộ tứ” như Thánh có“Tứ bất tử”, thần có “Tứ pháp” và vật có “Tứ linh”( long, lân quy, phượng)….
Việt Nam là đất nước “địa linh nhân kiệt” các nhân tài “như lá rụng mùa thu”; trong các giai đoạn lịch sử, trên từng lĩnh vực khác nhau, các “nhân kiệt” luôn được dân gian suy tôn theo các “bộ tứ”. Các nhà sư có “Tứ đại sư”, đại Nho có “Tràng An tứ hổ”, các nhà chí sỹ có “Quảng Nam tứ hổ”, các nhà kinh tài có “Tứ đại phú hộ” và trong hội họa có "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn"….
Trong cơ cấu các tổ chức Nhà nước phong kiến xưa có “Tứ trụ triều đình” và nay có “Tứ nguyên thủ quốc gia” gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tích quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Trong các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp nhà nước có “bộ tứ” gồm thủ trưởng, bí thư cấp ủy, chủ tịch công đoàn và bí thư đoàn thanh niên. Theo “Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở tại các cơ quan nhà nước” thì trước khi thủ trưởng quyết định một vấn đề liên quan đến lợi ích của cán bộ, công chức, nhân viên trong đơn vị phải thông qua sự nhất trí của “Bộ tứ”.Trên thực tế thì không ít các tổ chức, cơ quan nhà nước việc thông qua “bộ tứ” chỉ là hình thức, thực chất vẫn do thủ trưởng đơn vị “tự tung tự tác”. Vì vậy, trong dân gian mới có câu nói lái phổ biến: “bộ tứ” là “tự bố”.
(Cuối tuần tán nhãm”
Bonus
0 nhận xét:
Đăng nhận xét