Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012



Các loại hình văn hóa tình dục
Zbigniewlew Starowicz

Trong bức tranh tổng thể của nền văn hoá tình dục thế giới có một loại hình văn hoá mà ở đó khác với nền văn hoá phóng túng, mọi hành vi luyến ái đều bị trấn áp cấm đoán. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể về một công xã người Ai len thuộc đảo Inis Big trên cơ sở nguồn tài liệu thu thấp được từ các cuộc khảo cứu do J.C. Messenger – nhà nhân chủng học Mỹ tiến hành vào những năm 70 của thế kỷ này[36]. Công xã nằm trên một hòn đảo nhỏ gần nước Cộng hòa Ai len với 350 nhân khẩu và 71 nóc nhà phân tán trong bốn cụm làng. Ở đây cũng có bưu điện, trường học, hai cửa hàng, cơ quan y tế, xí nghiệp may mặc v.v… Không có cảng buộc cư dân phải sử dụng thuyền để giao dịch buôn bán với đất liền. Kinh tế chủ yếu là chăn nuôi gia súc, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch. Hàng năm Công xã nhận được một khoản trợ cấp tài chính của chính phủ. Đời sống xã hội cư dân đảo chủ yếu nằm trong mối quan hệ giữa các gia đình. Cha, mục sư và giới trí thức có một vài trò hết sức đặc biệt. Tất cả cư dân đảo đều là các tín giáo theo đạo Ki tô. Vấn đề đạo đức luân lý luôn luôn được đưa lên hàng đầu. Đa số các trường hợp kết hôn là do cha mẹ tự xếp đặt mà không cần phải thông qua sự đồng ý của con cái. Thông thường đàn ông lập gia đình lúc 36 tuổi, còn phụ nữ lúc 25 tuổi. Nghĩa vụ hàng đầu của các cặp vợ chồng là sinh con đẻ cái. Tình yêu được xem như một cái gì đó không quan trọng cho lắm. Nam và nữ có lối sống khác biệt nhau. Trước cũng như sau khi hôn nhân, họ chủ yếu sinh hoạt theo nhóm giới của mình. Mỗi gia đình trung bình có 7 con. So với giới nữ, cuộc sống của cánh đàn ông tỏ ra phong phú hơn nhiều. Họ tập trung nhau chơi bài, giao hảo, v.v… Phụ nữ thì phải luôn luôn cặm cụi công việc đồng áng, nhà cửa, bếp núc. Tình trạng cấm đoán và phép lệ khe khắt dã làm cho con người ở đây hết sức ngây thơ, ấu trĩ trong chuyện ái ân chăn gối.
Đề tài luyến ái không bao giờ được đem ra thảo luận trong các cuộc nói chuyện hàng ngày. Các bậc cha mẹ xem việc đó rất có hại cho trẻ em. Họ hoàn toàn để cho các con em của mình phải tự lo liệu xoay sở lấy công việc “thầm kín riêng tư” sau khi lập gia đình. Dân cư địa phương không hề hiểu những nguyên tắc sơ đẳng nhất về các vấn đề tâm sinh lý tình dục thậm chí nhiều thuật ngữ đối với họ là của những điều hết sức xa lạ. Đa số các thiếu nữ khi bước vào tuổi dậy thì đều không được chuẩn bị, giáo dục về hiện tượng kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân làm gây ra tình trạng sốc tâm lý của nhiều trường hợp. Tại đây đang ngự trị một thành kiến cho rằng, sự suy yếu các chức năng sinh lý ở giới nữ tất sẽ dẫn đến các hiện tượng rối loạn về tinh thần. Hầu hết các chị em địa phương không hề biết cảm khoái ái ân là gì. Theo quan niệm của nam giới, sinh hoạt chăn gối chỉ làm cho sức khỏe bị hao tổn mà thôi. Trước cũng như sau khi lập gia đình, hình thức rất phổ biến để trung hòa những đòi hỏi sinh lý của đàn ông là thủ dâm. Quan hệ tình dục trước hôn nhân bị nghiêm cấm và giám sát nghiêm ngặt. Cách làm tình khi ân ái tỏ ra hơi vụng về dưới hình thức hôn hít và ve vuốt thô thiển. Vai trò chủ động luôn luôn thuộc về người đàn ông. Tư thế cổ điển và hình thức duy nhất được áp dụng trong sinh hoạt chăn gối./ Cư dân địa phương vẫn quen tập quán giữ nguyên quần áo khi hoạt động ân ái. Đàn ông nhanh chóng đạt được thỏa mãn và yên giấc mà chẳng hề phải biết người đẹp của mình có nhận được khoái cảm hay không. Khỏa thân hoàn toàn bị nghiêm cấm. Dân đảo không có thói quen nói chuyện tục, không ôm nhau khi khiêu vũ, hội hè v.v… Ngay cả trong gia dình, nam nữ cũng sinh hoạt một cách riêng rẽ và tình cảm rất ít khi biểu lộ ra ngoài. Đối với con cái, các cha mẹ cũng hiếm khi có những cử chỉ âu yếm, thân mật, thậm chí họ còn hạn chế cho con bú. Bất kỳ một sự tò mò của trẻ em tới lĩnh vực tình dục đều bị trừng phạt. Hình thức trừng phạt chủ yếu là các bậc phụ huynh dùng lời lẽ huấn thị hoặc nặng hơn nữa thì dùng roi vọt. Dân địa phương thường có thói quen “ngôi lê mách lẻo” để giễu cợt những ai có biểu hiện tình cảm “quá mức bình thường”. Đây là yếu tố làm hạn chế phần nào sự phát triển các mối quan hệ luyến ái nam nữ. Thậm chí nhiều đôi uyên ương đã đính hôn cũng không dám đi dạo chơi vì sợ những lời đàm tiếu dị nghị.
Tình trạng kết hôn ở lứa tuổi cao cùng với nạn “lỡ thì” rất phổ biến trong cư dân đảo, không chỉ do hậu quả của một đời sống luyến ái khe khắt mà còn xuất phát từ tập quán thừa kế truyền thống tại Ai len. Con trai trong các gia đình thường phải chờ đợi rất lâu trong khi các ông bố của mình suy ngẫm viết di chúc về quyền thừa kế. Hơn nữa các ông già lại hay có tát giở chứng thay đổi đối tượng thừa kế và chừng nào còn sống thì họ chưa muốn nhường tài sản – đất đai cho con cái của mình. Còn các bà mẹ thì lo sợ nàng dâu lấn hết quyền hành trong khi con trai vì “tình” mà quên đi chữ “hiếu”. Do đó không lấy gì làm ngạc nhiên là rất nhiều chàng trai ngoài 30 tuổi rồi mà vẫn cố bám lấy gia đình, chẳng hề vội vã tính đến chuyện yêu đương và hôn nhân. Còn các thiếu nữ mới đến tuổi trưởng thành đã canh cánh một nỗi lo bị ế chồng. Sự nghiêm khắc trong tập quán, những đòi hỏi quá cao đối với vai trò một người vợ đồng thời với qui lệ cấm li dị là những vấn đề hét sức đau khổ cho các cô gái mỗi khi họ quyết định lập gia đình. Nhiều thanh niên đã tìm cách chạy ra nước ngoài hòng thay đổi cuộc sống. Tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng. Tất nhiên hiện tượng di cư trên còn vì những mục đích kinh tế, song những nguyên nhân sâu xa xuất phát từ các tập quán đạo đức địa phương không phải là không có ảnh hưởng đáng kể. Rõ ràng giới trẻ đã không còn thích hợp với những tục lệ khuôn phép thâm căn cố đế đang ngự trị trong đời sống xã hội cư dân đảo nói chung và lĩnh vực luyến ái nói riêng. Ngoài ra, việc tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài tới đây càng đốt cháy thêm ở họ những ý định đi tìm hạnh phúc ở một miền đất khác. Tại đảo có tới 29% đàn ông độc thân “quá lứa”. Cuộc sống đơn độc tẻ nhạt của những đối tượng này là nguyên nhấn dẫn đến các hiện tượng phổ biến như thủ dâm, rượu chè, quậy phá v.v… Thực chất đây là hình thức nhằm làm dịu bớt những đòi hỏi sinh lý như một bệnh dịch đang lan tràn trong cư dân đảo. Trong vòng nhiều năm J.C Messenger – tác giả của cuộc điều tra nghiên cứu và cùng với vợ, ông đã tận dụng mọi phương tiện để thu thập tài liệu như hỏi chuyện, quan sát, ghi âm, phỏng vấn các nhân viên của cơ quan phục vụ bảo vệ sức khỏe v.v… Cũng cần phải nhận thấy rằng, vai trò của các vị mục sự địa phương đố với đời sống xã hội ốc đảo là hết sức to lớn. Ông ta là người bảo vệ trung thành các tập quán cũ, tích cực đấu tranh với nạn rượu chè và tìm mọi cách hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài mà khách du lịch và ngoại kiều mang đến. Tại sao cho tới nửa sau thế kỷ XX mà một loại hình văn hoá cấm chế luyến ái như thế vẫn còn được tồn tại? Có khá nhiều ý kiến về vấn đề này. Một số nhà nghiên cứu thì nhấn mạnh đến ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử Ai len, đặc biệt là tư tưởng của trào thuyết tôn giáo Jansenism. Theo thuyết này mà người Ai len quan niệm về việc sinh con như là một nghĩa vụ bất đắc dĩ và xấu hổ. Còn phụ nữ thì xem tình dục như một cái gì đó mờ ám, nguy hiểm. Một số nhà bác học khác lại chú ý đến sự tác động của các tập quán gia đình người Ai len. Ở đó ngay cả các bà mẹ vốn là những người có uy tín nhất trong gia đình đã luôn luôn nhồi nhét cho con trai những thành kiến đối với phái nữ. Các ông bốn cũng tỏ thái độ ác cảm không kém. Đây có thể là những yếu tố gây nên xu hướng tình dục đồng giới vốn đang diễn ra một cách âm thầm trong cư dân địa phương. Tóm lại những yếu tố đã ảnh hưởng đáng kể tới nền văn hoá trấn áp tình dục này là: vai trò cha linh mục, tư tưởng Jansenism, hình thức giáo dục trẻ và các tập quán lâu đời, định kiến đối với giới nữ, tập quán thừa kế và một số thói quen xã hội (“ngồi lê mách lẻo”, các hình thức trừng phạt trẻ em v.v…). Hơn nữa tình trạng biệt lập của ốc đảo trong một thời gian dài với số dân ít ỏi cũng là những đặc thù đã tạo điều kiện cho sự tồn tại của loại hình tình dục bị đàn áp, dù cho trên thế giới đang diễn ra những biến đổi hết sức mạnh mẽ.
Tuy nhiên xã hội Inis Big không phải là trường hợp duy nhất. Ngược lại loại hình cấm chế tình dục này có mặt khắp mọi nơi từ Alaska cho tới những miền xa xôi của Australia. Để tìm hiểu nguyên nhân của những nền văn hoá tương tự, chúng ta phải làm sáng tỏ các yếu tố tác động liên quan đến tập quán giới tính, tình dục, luyến ái, đồng thời phải tìm hiểu cả những ảnh hưởng lịch sử, tôn giáo, kinh tế và quan hệ gia đình. Các điều kiện khách quan cũng không kém phần quan trọng. Xã hội càng biệt lập với bên ngoài bao nhiêu thì tác động của những tập quán đối với nó càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Qua việc tìm hiểu xã hội Inis Big, chúng ta cũng nhận thấy một điều là ở phương Tât cũng như ở phươgn Đông không hề tồn tại một nền văn hoá thuần nhất mà chỉ có sự pha trộn và hợp hó, trong đó nổi lên những đặc điểm chủ đạo chi phối toàn bộ nền văn hoá đó mà thôi. Inis Big không phải xa xôi gì với châu Âu, người dân ở đây vẫn đọc báo chí và biết được những gì đang xảy ra trên thế giới. Có điều tập tục lâu đời đã đè nặng lên tiềm thức làm cho họ khó long mà dứt bỏ được thế giới bất biến của mình. Tuy nhiên thông qua các du khách và ngoại kiều luồn gió văn hoá mới cũng đang không ngừng thổi tới ốc đảo bé nhỏ này, chúng làm cho bộ mặt các tập quán và nhất là giới trẻ ở đây có những thay đổi rõ rệt. Vậy thì trước hoàn cảnh đó liệu nền văn hoá đàn áp tình dục Inis Big có tồn tại mãi được không? Tóm lại, qua việc nghiên cứu nền văn hoá tình dục của cư dân dâor Inis Big, chúng ta có thể nhận xét rằng, các tập quán cổ hủ đã ảnh hưởng đáng kể đến đời sống luyến ái, chúng làm cho thế giới con người trở nên nghèo nàn, niềm sung sướng và khoái cảm trước tình yêu luyến ái bị bóp nghẹt và tước mất.
Các bài liên quan
Các nền văn hóa thần bí http://hoathanhques.blogspot.com/2012/11/cac-nen-van-hoa-than-bi.html
 Các nền văn hóa của tình nhân: http://hoathanhques.blogspot.com/2012/11/nen-van-hoa-cua-nhung-tinh-nhan.html
Các nền văn hóa buông thả: http://hoathanhques.blogspot.com/2012/11/cac-nen-van-hoa-buong-tha.html
Các nền văn hóa phóng túng: http://hoathanhques.blogspot.com/2012/11/cac-nen-van-hoa-phong-tung.html
Nền văn hóa tình dục Apollo: http://hoathanhques.blogspot.com/2012/11/van-hoa-tinh-duc-apollo.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến