Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Trong số tất cả các giao tiếp ngoại vi được dùng như chuẩn công nghiệp hiện nay trên hệ máy PC, PCI Express (PCIe) có lẽ là chuẩn có băng thông rộng nhất.


Và nếu chỉ dùng để gắn card đồ hoạ hay card mạng, card USB… thì có lẽ khá “phí hoài” băng thông của chuẩn này. Theo nguồn tin từ tạp chí EE Times, dự kiến trong tháng 7 tới, hiệp hội phát triển các tiêu chuẩn cho PCIe, PCI-SIG, sẽ ra mắt phiên bản cáp dữ liệu dựa trên chuẩn PCIe 3.0 với băng thông tối đa lên đến 32 Gbps.


Ảnh minh họa


Nhưng điều thú vị ở đây là: loại cáp mới này (tạm gọi cáp PCIe) sẽ gần như đối đầu trực tiếp với cáp / giao tiếp Thunderbolt (TB) mà Intel vừa ra mắt cách đây 4 tháng, trong khi Intel lại là một trong những thành viên kỳ cựu nhất của PCI-SIG. Thú vị hơn nữa là giao tiếp TB lại vốn dựa trên tín hiệu PCIe, song PCI-SIG lại không tiếp nhận lấy TB mà đi phát triển một chuẩn cáp khác.


Vậy cáp PCIe có gì hơn cáp TB ? Theo EE Times, cáp PCIe sẽ dựa trên chuẩn PCIe 3.0 với băng thông mỗi làn đạt 8 GTbs (~ 8 Gbps). Phiên bản cao cấp nhất sẽ có đến 4 làn PCIe 3.0 chạy song song nhau cho ra tổng băng thông cực đại tới 32 Gbps (với chiều dài cáp dưới 3 m). Con số này so “bên” TB là 10 Gbps. Ohhhh…


Dù vậy, ưu điểm của cáp PCIe không nằm ở băng thông gấp 3 lần TB. Cái chính là giao tiếp PCIe được sử dụng rộng rãi trong giới công nghiệp, cũng gần giống với giao tiếp USB. Còn TB hiện chỉ mới có Intel, Apple và một ít công ty khác “hứa hẹn” hỗ trợ. Thực tế trừ dòng sản phẩm mới của Apple, người tiêu dùng không tìm thấy thiết bị nào khác hiện có hỗ trợ TB.


Ngoài ra, cáp PCIe này không cần đến con chip điều khiển (controller) ở thiết bị đầu cuối như TB. Lý do của việc này là TB hỗ trợ các giao tiếp DisplayPort (DP) cùng tính năng daisy-chain có trong giao tiếp này. Sự phức tạp của TB buộc các thiết bị hỗ trợ giao tiếp này cần có thêm controller riêng, từ đó mà nâng cao giá thành sản phẩm (để trang bị chip). Cáp PCIe chỉ hỗ trợ duy nhất tín hiệu PCIe nên nó không cần thiết có controller riêng.


Được biết cáp PCIe còn các ưu điểm khác: mỏng hơn cáp TB, hỗ trợ cả truyền điện (dưới 20 W). PCI-SIG ngắm đến việc đưa cáp này vào thị trường phổ thông như desktop, laptop, tablet…


Nếu tất cả các điều trên là sự thực, thì có vẻ như một lần nữa Apple lại đứng ngoài cuộc chơi công nghệ khi gần như chỉ duy nhất hãng này có giao tiếp TB trên sản phẩm của họ. Và ai cần đến TB nếu cáp PCIe không chỉ tiện dụng mà còn tốt hơn nữa chứ? Sạc điện cho smartphone chẳng hạn!


Theo VozExpress

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/06/106622

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến