Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Một điều mà nhiều site công nghệ có tiếng từ lâu đã biết: cuộc chiến về tính đúng sai của các trình benchmark sớm hay muộn rồi sẽ nổ ra.


Tin liên quan:

>> CEO mới cho AMD sẽ đến từ?

>> Nền tảng PC của AMD trong 2012 không còn socket AM3+


Hôm nay chính là ngày AMD tuyên chiến với BAPCo, một hiệp hội công nghiệp chuyên cung cấp các công cụ dùng cho benchmark. Trong đó sản phẩm nổi bật nhất của đơn vị này, SYSmark (cụ thể hơn là phiên bản 2012), sẽ không được AMD công nhận kết quả.



“Benchmark là thuật ngữ được dùng phổ biến trong giới công nghệ, nhằm ám chỉ “sức mạnh” hoặc “hiệu năng” của một sản phẩm (thường là phần cứng) trong một hay một số ứng dụng cụ thể”.


Nhưng không phải công cụ benchmark nào cũng cho kết quả như nhau. Thông thường một công cụ benchmark sẽ cho kết quả tốt nhất với một dạng phần cứng cụ thể. Ví dụ phép benchmark hiệu năng mã hoá AES trên phần mềm AIDA64 (trước đây là EVEREST) cho kết quả rất tốt với các chip có tích hợp tập lệnh AES-NI, mặc dù trong các ứng dụng khác thì con chip trên lại thua kém nhiều chip khác. Do vậy thế nào một kết quả benchmark “đúng đắn”, điều đó tuỳ thuộc vào nhu cầu của người dùng.


Vậy đã có mâu thuẫn gì giữa AMD và BAPCo?


Trước hết, chúng ta cần biết BAPCo là ai. Đây là một hiệp hội (consortium) gồm nhiều hãng sản xuất phần cứng của Mỹ, trong đó có những thành viên như Dell, Hewlett-Packard, Hitachi, Intel, Lenovo, Microsoft, Samsung, Seagate, Sony, Toshiba… Và các sản phẩm của hiệp hội này nhằm mục đích đưa ra thang đo (kết quả benchmark) “chuẩn” để đánh giá hiệu năng các sản phẩm của từng hãng.


Và mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh khi một (hay nhiều) thành viên của BAPCo không đồng ý với tiêu chí đánh giá của hội. Trước đây là NVIDIA và VIA. Lần này đến lượt AMD. Thế nguyên nhân cụ thể là?


SYSmark 2012 không đánh giá hiệu năng đồ hoạ của hệ thống, một thế mạnh của AMD hiện nay (và NVIDIA trước đây). SYSmark chỉ tập trung vào hiệu năng CPU hơn GPU


Và như vậy, rõ ràng tỷ lệ các kết quả benchmark từ SYSmark 2012 sẽ “cho điểm” các hệ thống dùng phần cứng của AMD thấp hơn so với Intel (dù cho là hệ thống ấy có trang bị GPU mạnh hơn). Nigel Dessau, phó chủ tịch cấp cao kiêm giám đốc marketing của AMD, phân bua:


“Công nghệ đang tiến hoá rất nhanh, và người tiêu dùng cần đến những thang đo rõ ràng và đáng tin cậy (hơn) nhằm hiểu được sức mạnh và giá trị từ các hệ thống của họ. AMD không tin SYSmark 2012 đạt được mục tiêu này. Do vậy AMD không thể công nhận hay hỗ trợ SYSmark 2012 hoặc tiếp tục là một phần của hiệp hội BAPCo nữa”.


Sau NVIDIA, VIA và giờ đây là AMD, hiện BAPCo chỉ còn duy nhất Intel là thành viên duy nhất còn sản xuất chip. Nhưng liệu chăng vụ này sẽ chỉ diễn ra đến đây hay nó sẽ châm ngòi cho hàng loạt các mâu thuẫn khác “dựa vào” benchmark?


Theo VozExpress

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/06/106132

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến